Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạch Thông Khai Thác Tiềm Năng, Phát Triển Kinh Tế Bền Vững

Bạch Thông Khai Thác Tiềm Năng, Phát Triển Kinh Tế Bền Vững
Ngày đăng: 29/08/2013

Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lao động huyện Bạch Thông đã và đang tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Bạch Thông là địa phương có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm dọc trục Quốc lộ 3, giáp thị xã Bắc Kạn, hệ thống giao thông tương đối phát triển. Đất đai ở Bạch Thông rất thích hợp cho các loại cây lương thực, cây lâm sản, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu. Người dân địa phương có truyền thồng đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất. Đây là những yếu tố vô cùng thuận lợi để huyện tập trung các nguồn lực đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển bền vững.

Dựa trên tiềm năng sẵn có, huyện đã ưu tiên đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp không những bảo đảm an ninh lương thực mà còn tăng thu nhập, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Theo đó, thực hiện Quyết định 691/QĐ- UBND ngày 7/5/2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế, xã hội huyện Bạch Thông giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, huyện đã thực hiện việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của địa phương.

Do đó, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp đó là: Vùng sản xuất cây lương thực tập trung gồm 8 xã có lợi thế về cánh đồng bằng phẳng, đất đai tốt, có nguồn nước tưới tiêu thuận lợi để thâm canh lúa là Vi Hương, Phương Linh, Tú Trĩ, Tân Tiến, Lục Bình, Hà Vị, Quân Bình, Cẩm Giàng. Vùng sản xuất cây công nghiệp  ngắn ngày gồm các loại cây trồng như cây đậu tương, cây thuốc lá. Vùng sản xuất cây ăn quả gồm cam, quýt, nhãn, hồng, vải thiều.

Vùng chăn nuôi tập trung và vùng sản xuất lâm nghiệp. Việc quy hoạch vùng kinh tế nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, giúp huyện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, tạo ra lượng hàng hóa lớn, giúp nông dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Từ việc quy hoạch theo vùng sản xuất, huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, các mô hình trình diễn, khảo nghiệm để nông dân được tiếp cận với phương pháp canh tác mới, hiệu quả, nâng cao trình độ sản xuất, vận dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ nhiều nguồn vốn khác nhau huyện Bạch Thông đã quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp.

Cụ thể, giai đoạn 2009-2013 trên địa bàn huyện có 61 hạng mục công trình đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi được hoàn thành và đưa vào sử dụng bảo đảm nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời xây dựng các chợ trung tâm xã, cụm xã tạo điều kiện cho nhân dân mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản. Hệ thống giao thông nông thôn cũng được đầu tư xây dựng góp phần vào quá trình lưu thông, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp được thông suốt. Đến nay huyện đã xây dựng mới được hơn 90km đường và 2 cầu cứng, sửa chữa nâng cấp được 8,6km đường, 3 cầu treo.

Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp đã được triển khai thực hiện thông qua sự hỗ trợ của Chương trình 135 giai đoạn II, chương trình khuyến công, chương trình xây dựng nông thôn mới theo đó nhiều loại máy móc được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: máy cày bừa, máy gặt, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy xay xát, máy tẽ ngô, máy gieo sạ lúa qua đó đã tiết kiệm được công lao động, tăng hiệu quả sản xuất.

Nhờ đầu tư một cách đồng bộ nên sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bạch Thông đã có những bước tiến mới cả về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và khoa học kỹ thuật, trình độ thâm canh của nông dân được nâng cao, năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng theo từng năm.

Năm 2012 diện tích các loại cây trồng đạt 6.246ha, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 337 tỷ 913 triệu đồng; có 314,5ha diện tích đất ruộng đạt giá trị 70 triệu đồng/ha trở lên, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.541 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 599kg/người/năm...sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng hàng hóa.

Một số cây trồng chủ đạo của địa phương như cây thuốc lá, cây dong riềng, cây ăn quả đặc sản cam, quýt không ngừng được phát triển, diện tích ngày càng được mở rộng, hằng năm đã tạo ra một lượng hàng hóa lớn bán ra thị trường, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu  ngân sách cho địa phương. Đơn cử, năm 2013 diện tích cây thuốc lá tăng lên 184,7ha, năm 2011 cây dong riềng đạt 11,7ha, đến năm 2013 tăng lên 301,7ha. Diện tích cây cam, quýt năm 2008 đạt 450ha, đến năm 2013 đạt 1.000ha.

Ngành chăn nuôi của huyện cũng không ngừng được đầu tư phát triển, nhiều chương chình, dự án được thực hiện có hiệu quả như: Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò, đề án phát triển đàn lợn móng cái thuần, nuôi gà thả vườn, nuôi trồng thủy sản...Đến nay toàn huyện có khoảng 7.800 hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm với tổng số 4.449 con trâu, 747 con bò, 26.025 con lợn, 210 con ngựa, 919 con dê và gần 170 nghìn con gia cầm. Chăn nuôi đã được định hướng phát triển theo thị trường hàng hóa nên hiệu quả kinh tế được nâng cao.

Công tác phát triển rừng và làm giàu từ rừng đặc biệt được huyện quan tâm chỉ đạo, do triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nên phong trào trồng rừng được phát triển mạnh mẽ trên địa bàn. Với các dự án trồng rừng như 661, 147 diện tích trồng rừng mới của huyện được tăng lên từng năm.

Giai đoạn 2008-2012 diện tích rừng trồng tập trung của huyện đạt 3.618ha, sản lượng khai thác đạt 293 nghìn khối gỗ. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2009-2012 tăng trưởng 24,75%. Hiện nay độ che phủ rừng của huyện đạt 76,8%.

Nhờ chủ động khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương nên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp đã có nhiều khởi sắc, bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày, mức thu nhập của của hộ dân nông thôn được nâng cao, cuối năm 2012 toàn huyện chỉ còn 10,46% hộ nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Đã Đến Lúc Nông Dân Phải “Tự Đứng Lên” Đã Đến Lúc Nông Dân Phải “Tự Đứng Lên”

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

15/12/2011
Quả Việt Quất Giảm 1/2 Mức Cholesterol Xấu Quả Việt Quất Giảm 1/2 Mức Cholesterol Xấu

Cây việt quất đã được chứng minh rất có lợi cho não và mới đây các nhà khoa học Canada cho biết loại quả này còn tốt đối với tim do có tác dụng làm giảm lượng cholesterol.

02/06/2011
Đi Lên Từ Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Đi Lên Từ Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh

Bao bọc xung quanh khu đồng cỏ của xã miền núi Khả Phong (Kim Bảng – Hà Nam) là núi đá cằn cỗi, đất đồng chiêm trũng, cây lúa sống còn chật vật. Không ai có thể ngờ nơi đây lại xuất hiện một khu nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh cho lợi nhuận kinh tế cao

25/04/2011
Những Lưu Ý Nuôi Lợn Mùa Nóng Những Lưu Ý Nuôi Lợn Mùa Nóng

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.

05/06/2011
Đến 2015 Việt Nam Sẽ Có 5.000 Ha Lúa Lai F1 Đến 2015 Việt Nam Sẽ Có 5.000 Ha Lúa Lai F1

Hôm qua (8/6), tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng chủ trì hội thảo “Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.

10/06/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.