Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Trực Tiếp Đến Nông Dân
Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh - truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chương trình “Bàn chuyện nhà nông” ra đời nhằm liên kết giữa nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để chuyển tải trực tiếp, kịp thời các thông tin mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn đến bà con nông dân. Đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ những bất lợi và khó khăn trong quá trình canh tác với mục đích tăng năng suất và bảo đảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chương trình tổ chức toạ đàm bàn về “Giải pháp thâm canh lúa hè thu” diễn ra cùng thời điểm bà con nông dân vùng ngọt hoá Cà Mau vào vụ lúa hè thu 2013.
Trà lúa hè thu là vụ lúa quan trọng trong năm góp phần hoàn thành mục tiêu đề án tôm - lúa ở Cà Mau năm 2013. Theo dự báo thì vụ hè thu năm nay phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Do đó, để khắc phục những bất lợi và khó khăn trong canh tác nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế thì việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như việc áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là cần thiết.
Tại buổi toạ đàm, nông dân đã hỏi và được các nhà khoa học trả lời trực tiếp, cụ thể các câu hỏi xoay quanh chủ đề thâm canh lúa hè thu như: chọn giống, bón phân, chăm sóc, quản lý nước, sâu bệnh, các biện pháp tăng năng suất lúa; các câu hỏi về sản xuất ở những vùng khó khăn như: khô hạn, ngập úng, nhiễm phèn; ngộ độc hữu cơ… hay các vấn đề liên quan đến quá trình sinh trưởng cây lúa, thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy chương trình trực tiếp với thời lượng không dài (khoảng 45 phút), nhưng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến, nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết tức thời những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.
Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...
Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.
Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).
Với địa hình miền núi, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp. Đây là mô hình triển vọng và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, nên mang lại lợi ích lớn.