Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dệt Ước Mơ Từ Nấm

Dệt Ước Mơ Từ Nấm
Ngày đăng: 10/11/2013

Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.

Vạn sự khởi đầu nan

Hải và Giang là bạn cùng học chung lớp 4 năm đại học với nhau. Hải quê Bình Phước, Giang quê phường Bình Chuẩn (TX.Thuận An). Do cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm nên sau khi tốt nghiệp, Hải quyết tâm mang hết kinh nghiệm, kiến thức học được trong 4 năm trở về quê của Giang cùng bạn bắt đầu làm ăn chung. Được sự hỗ trợ vốn 100 triệu đồng từ gia đình, người thân, Hải và Giang tự tin đầu tư làm trại nấm trên diện tích 200m2; mua lò áp suất, mùn cưa cao su và giống nấm từ TP.HCM. Loại nấm được Hải và Giang chọn trồng là nấm linh chi. Tuy nhiên, do còn non kinh nghiệm nên vụ đầu tiên, nấm thường bị nhiễm bệnh nên vụ này Hải và Giang thất bại. Không nản chí, cả hai đã nhanh chóng bắt tay trồng lại và quyết định trồng thêm nấm bào ngư. Lần này, nhờ đi tham quan học hỏi thêm các mô hình trồng nấm ở Củ Chi (TP.HCM) nên các công đoạn như bỏ nguyên liệu vào bọc nylon, hấp khử trùng diệt vi khuẩn nấm hại, cấy phôi giống, ủ phôi tơ đều được Hải và Giang thực hiện kỹ lưỡng. Sau hơn một tháng khi những cây nấm gần cho thu hoạch thì lại bị nhiễm bệnh, khoảng 100 triệu đồng cùng bao ngày công chăm sóc của cả hai lại “đội nón” ra đi do không bảo đảm tốt nhiệt độ và độ ẩm.

Trăn trở do thất bại liên tiếp, không biết nên tiếp tục hay dừng lại thì được sự động viên của bạn bè, gia đình, Hải và Giang lại bắt tay vào công việc trồng nấm. Cả hai tiếp tục nghiên cứu sách vở, tìm tòi, học hỏi qua các mô hình thực tế, nhờ vậy mà trong những vụ nấm tiếp theo đã mang lại hiệu quả cao.

Thu nhập cao từ nấm

Sau hơn một năm, từ 200m2 diện tích trồng nấm linh chi và bào ngư ban đầu, đến nay Hải và Giang đã mạnh dạn mở rộng diện tích lên 400m2, trong đó nấm bào ngư chiếm 300m2. Nhờ tích lũy kinh nghiệm từ những lần thất bại trước và có sự thường xuyên trao đổi với thầy cô mỗi lần qua trường lấy giống, mô hình trồng nấm bào ngư và linh chi của Hải và Giang ngày dần đạt hiệu quả cao. Hiện tại, mỗi ngày trại nấm của Hải và Giang thu được hơn 50kg nấm bào ngư, giá bán bình quân 35.000 - 40.000 đồng/kg; nấm linh chi gồm 10.000 phôi, mỗi phôi nấm linh chi sẽ cho khoảng 40g nấm khô, với giá từ 400.000 - 500.000 đồng/kg, tùy loại to nhỏ. Mỗi vụ nấm linh chi và nấm bào ngư sau khi trừ chi phí mang về thu nhập cho Hải và Giang trên dưới 100 triệu đồng.

Theo Hải và Giang, trồng nấm linh chi và bào ngư không mất nhiều công chăm sóc, tuy nhiên về kỹ thuật, người trồng nấm phải chú ý và tuân thủ các quy trình kỹ thuật trồng, như nhà trồng phải tuyệt đối sạch sẽ, thông thoáng, bảo đảm nhiệt độ từ 22 - 28 độ C và độ ẩm từ 80 - 90%. Xung quanh nhà trồng cần bao lưới ngăn chặn các côn trùng xâm nhập, gây hại cho nấm. Đối với nấm linh chi, sau khi thu hoạch phải vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 - 45 độ C.

Giờ đây, sản phẩm nấm của Hải và Giang được nhiều người dân địa phương và các tỉnh khác đặt mua nên cả hai đã yên tâm về đầu ra. Hơn nữa, với tinh thần ham mê học hỏi và muốn giúp cho thanh niên và bà con nông dân, Hải cho biết: “Ai có nhu cầu trồng nấm cứ đến trang trại, mình và Giang sẽ hướng dẫn tận tình về các kỹ thuật cấy phôi, chăm sóc cũng như phòng chống sâu bệnh cho nấm để mọi người đều có thể thành công với cây nấm”.


Có thể bạn quan tâm

Cầu nối cho doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL Cầu nối cho doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL

Bà Katharine Heather- Tổng Lãnh sự quán Australia vừa làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, bàn về khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành đánh bắt, chế biến thủy, hải sản của Australia cho các doanh nghiệp (DN) ĐBSCL.

03/11/2015
Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra

Trong khi nhiều hộ nuôi cá tra thua lỗ phải treo ao, ngừng nuôi thì gia đình ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vẫn “sống khỏe” với mô hình nuôi cá tra theo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ.

03/11/2015
Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra

Đó là báo cáo của Chi cục Thủy sản vào chiều ngày 28/10, tại kết quả xét nghiệm cá nuôi lồng tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong - Bình Thuận) bị chết hàng loạt thời gian qua.

03/11/2015
Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân

Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN& PTNT phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu vừa tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa tại địa bàn 2 huyện Phước Long và Hồng Dân.

03/11/2015
Ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Tà Dơ Ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Tà Dơ

Ngày 30.10, UBND xã Tân Thành (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã tổ chức ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ấp Tà Dơ với 11 tổ viên, vốn điều lệ là 4 tỷ đồng.

03/11/2015