Bắc Kạn: Thử Nghiệm Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồi
Các mô hình, được triển khai tại huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, đã cho kết quả cao, mở ra hướng phát triển kinh tế chăn nuôi cho người dân nơi đây.
Mô hình được triển khai với mục tiêu khai thác điều kiện đất đai, đồi bãi sẵn có dưới tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp để kết hợp phát triển chăn nuôi gà và chăm sóc cây ăn quả, cây lâm nghiệp; thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít, chuyển sang chăn nuôi trang trại tập trung với số lượng lớn theo hướng sản xuất hàng hóa; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả đồi theo hướng án toàn sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Tham gia thực hiện mô hình, các hộ chăn nuôi được Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm phối hợp với Chi cục Thú y tập huấn kỹ thuật nuôi gà J-DABACO; hỗ trợ 50% chi phí mua gà giống, thức ăn trong tháng đầu; 100% kinh phí mua vắcxin phòng chống dịch bệnh, kháng sinh và thuốc bổ; 100% kinh phí mua thuốc sát trùng trong chu kỳ nuôi.
Qua theo dõi thực tế, cả bốn mô hình chăn nuôi gà đồi đã thành công bước đầu Các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, sau 90 ngày tuổi, đàn gà nuôi đạt khối lượng trung bình gần 2kg/con và đã cho thu nhập.
Đánh giá về mô hình, ông Đỗ Xuân Việt, Giám đốc Trung tâm khẳng định, mô hình đã thành công bước đầu với kết quả đạt tỷ lệ sống cao, không xảy ra dịch bệnh.
Thông qua mô hình, người dân được tiếp cận quy trình chăn nuôi gà thả đồi với số lượng lớn theo hướng an toàn sinh học, có thể áp dụng chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.
Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...
Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.
Phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đồi núi, chỉ phù hợp trồng rừng. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh luôn chú trọng công tác trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng.
Nhiều năm đam mê với cá cảnh, kỹ sư công nghệ thông tin Lê Văn Huệ “chinh phục” rất nhiều loài cá cảnh khó tính để cung cấp cho thị trường. Cá cảnh của anh không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Đài Loan…