Nghiên Cứu Giống Tôm Có Khả Năng Kháng Bệnh
Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.
Theo đó, TransGenada sẽ dùng khoản tài trợ này để tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhằm tạo ra các dòng tôm thẻ chân trắng mới có khả năng miễn dịch (bằng cách sử dụng cơ chế sẵn có của tôm để tạo ra các đặc điểm gen riêng biệt).
Nhờ vào những tiến bộ công nghệ sinh học mới nhất, hệ miễn dịch của các dòng tôm này sẽ được củng cố để có thể chống lại một số bệnh nguy hiểm. Công nghệ mà TransGenada sử dụng cho phép tăng cường khả năng kháng bệnh trên tôm, chống lại các dịch bệnh có thể xảy ra. Ông Jeremy Ellis, Giám đốc điều hành
Công ty TransGenada cho biết “Mục tiêu của chúng tôi khi bắt tay vào nghiên cứu Dự án này là để giúp đổi mới ngành nuôi tôm. Chúng tôi tin rằng công nghệ của chúng tôi không chỉ mang lại tiềm năng lớn cho ngành nuôi tôm mà còn góp phần tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng. Do vậy, chúng tôi đánh giá cao sự tin tưởng mà Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã dành cho chúng tôi, cũng như mong đợi được thấy thành quả mà sản phẩm của chúng tôi mang lại”.
Có thể bạn quan tâm
Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).
Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.
Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.
Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.