Nuôi Con Đặc Sản Mua Xe Hơi Tiền Tỷ
Năng động, nhạy bén với thị trường, ông Nguyễn Công Nguyên (55 tuổi, ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã thành công với mô hình nuôi con đặc sản.
Ông Nguyên kể: Vừa làm ruộng, vừa xoay xở làm đủ nghề nhưng cũng chỉ đủ ăn. Thấy du khách tới Ninh Bình ngày càng nhiều và nhu cầu thưởng thức thực phẩm từ con nuôi đặc sản cũng tăng theo, ông có ý tưởng mở trang trại nuôi con đặc sản.
Năm 2006, gia đình ông được Ngân hàng CSXH cho vay 25 triệu đồng. Có vốn, ông nhận đấu thầu hơn 2ha đất hoang hóa của xã đầu tư xây dựng trang trại, trong đó có 0,5ha nuôi ba ba, cá lóc bông, còn lại là để nuôi lợn rừng. Khi mới nuôi lợn rừng, ông gặp không ít khó khăn do tập tính hoang dã của chúng.
Tìm hiểu kỹ, ông đã thành công trong việc cho đàn lợn rừng sinh sản. “Nuôi con đặc sản như lợn rừng, nhím... ít bị bệnh tật, thức ăn chỉ là rau xanh, củ, quả; thức ăn tinh như ngô, sắn… giá thành rẻ hơn so với thức ăn công nghiệp rất nhiều, giá bán lại cao hơn hẳn”- ông Nguyên cho hay.
Sau 8 năm, đến nay ông Nguyên đã xây dựng thành công mô hình nuôi con đặc sản tổng hợp. Mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 500 triệu đồng từ ba ba, lợn rừng, gà thuốc, chim câu, chim cu…
Ông Nguyên tiết lộ 3 nguyên tắc sản xuất, kinh doanh để thành công, đó là: Tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường, đối tượng con nuôi phải là những thứ thị trường cần, đồng thời đa dạng hoá con nuôi nhằm hạn chế rủi ro. Nhờ nguyên tắc này, có thời điểm “sốt” ba ba, chỉ trong 1 năm ông cung ứng ra thị trường hơn 3.000 con, thu về cả trăm triệu đồng...
Nhờ có thu nhập cao và ổn định, ông tậu được xe hơi tiền tỷ, giúp đỡ con cháu phát triển kinh tế. Trạng trại của ông còn tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi con đặc sản của ông Nguyên, liên hệ số điện thoại: 0963.665.119.
Có thể bạn quan tâm
Vụ hè thu 2015, huyện Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.400 ha, nhưng do hạn hán, đỉnh điểm, kéo dài nên rút xuống còn 1.588 ha. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chống hạn, Hương Sơn thực hiện vượt kế hoạch điều chỉnh, gieo cấy đạt trên 1.800 ha, đồng thời, gieo trỉa được 1.900 ha đậu, 500 ha ngô. Những kết quả đó đã phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.
Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.
Vụ đông xuân 2014 - 2015, ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa (tỉnh Nghệ An) sản xuất lúa giống hàng hóa trên các cánh đồng mẫu. Thế nhưng, gần 2 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc mùa thu hoạch, nhà nông vẫn không thấy doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm như đã cam kết…
Đến thời điểm này mới có 12 trong tổng số 68 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) được các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp cận. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67?