Bà Rịa Vũng Tàu mất mùa rau do mưa kéo dài
Tại vùng trồng rau ở ấp Láng Cát, xã Tân Hải (huyện Tân Thành) người dân chủ yếu trồng rau cải, xà lách, húng quế, hành. Thời gian qua, mưa kéo dài khiến rau chậm lớn, năng suất giảm. Ảnh hưởng nặng nhất là rau xà lách và các loại rau cải. Gia đình anh Phạm Bá Công, nhà ở ấp Láng Cát, trồng 4 sào rau cải thìa và xà lách. Do mưa nhiều, rau bị thối lá, dập nát, cách đây 10 ngày, anh Công phải bỏ đi gần 2 sào rau, trong đó có 100 luống cải thìa và hơn 80 luống xà lách trơn. 2 sào rau còn lại bị thương lái ép giá xuống còn 60.000 - 70.000 đồng/luống xà lách (chỉ bằng 1/3 giá rau bán vào mùa khô). Diện tích rau xà lách không thu hoạch được phải để tự mục nát, sau đó gia đình anh Công cải tạo đất để trồng lại rau cải.
Đây cũng là tình trạng chung tại một số vùng trồng rau trọng điểm của tỉnh. Do năng suất rau tại các nhà vườn giảm mạnh, nên lượng rau cung ứng cho các chợ đầu mối trong tỉnh cũng ít hơn, giá cả lại tăng so với cách đây khoảng 1 tháng. Khảo sát tại chợ đầu mối Bà Rịa và một số chợ ở Vũng Tàu, giá rau thời điểm này tăng khá cao. Cụ thể, tại chợ Khu năm tầng (TP. Vũng Tàu), rau cải thìa hiện tại có giá 15.000 - 16.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg), cải xôi Đà Lạt 27.000 đồng/kg… Chị Bùi Thanh Hoài, tiểu thương tại khu chợ này cho biết: “Cả tháng nay mưa nhiều nên một số rau như cải xanh, cải ngọt, mồng tơi, xà lách… bị dập lá, giá tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhiều người buôn bán nhỏ lẻ như tôi cũng chỉ lấy hàng ở mức cầm chừng, mỗi ngày khoảng 70 - 80kg rau các loại”.
Một số loại củ, quả cũng lần lượt tăng giá: cà chua 14.000 - 15.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg); bầu, bí có giá 15.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg); mướp có giá 15.000 đồng/kg (tăng 2.000 đồng/kg); hành tây tăng 3.000 đồng/kg, hiện có giá 18.000 đồng/kg… Tại chợ Bà Rịa, một số loại rau tăng nhẹ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg, như: khoai tây Đà Lạt được bán 16.000 đồng/kg, bắp cải Đà Lạt có giá 10.000 đồng/kg; cải ngọt, cải xanh có giá 12.000 đồng/kg; súp lơ trắng: 32.000 đồng/kg…
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.
Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.
Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.
Đề cập vấn đề sử dụng công nghiệp thông tin cho lĩnh vực nông nghiệp, nông sản của Việt Nam ra trường thế giới, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững mạnh, nông dân không bị rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) lấy làm ngạc nhiên bởi tại sao ta không đặt ra những định chế để phát triển sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa như các nước trên thế giới đã làm hàng trăm năm qua.
Điều đáng nói là sau khi bị mất trộm, nông dân báo cho chính quyền và cơ quan chức năng sở tại nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận vụ việc chứ chưa tìm cách ngăn chặn, nên “hoa tặc” vẫn cứ lộng hành.