Bà Rịa Vũng Tàu mất mùa rau do mưa kéo dài
Tại vùng trồng rau ở ấp Láng Cát, xã Tân Hải (huyện Tân Thành) người dân chủ yếu trồng rau cải, xà lách, húng quế, hành. Thời gian qua, mưa kéo dài khiến rau chậm lớn, năng suất giảm. Ảnh hưởng nặng nhất là rau xà lách và các loại rau cải. Gia đình anh Phạm Bá Công, nhà ở ấp Láng Cát, trồng 4 sào rau cải thìa và xà lách. Do mưa nhiều, rau bị thối lá, dập nát, cách đây 10 ngày, anh Công phải bỏ đi gần 2 sào rau, trong đó có 100 luống cải thìa và hơn 80 luống xà lách trơn. 2 sào rau còn lại bị thương lái ép giá xuống còn 60.000 - 70.000 đồng/luống xà lách (chỉ bằng 1/3 giá rau bán vào mùa khô). Diện tích rau xà lách không thu hoạch được phải để tự mục nát, sau đó gia đình anh Công cải tạo đất để trồng lại rau cải.
Đây cũng là tình trạng chung tại một số vùng trồng rau trọng điểm của tỉnh. Do năng suất rau tại các nhà vườn giảm mạnh, nên lượng rau cung ứng cho các chợ đầu mối trong tỉnh cũng ít hơn, giá cả lại tăng so với cách đây khoảng 1 tháng. Khảo sát tại chợ đầu mối Bà Rịa và một số chợ ở Vũng Tàu, giá rau thời điểm này tăng khá cao. Cụ thể, tại chợ Khu năm tầng (TP. Vũng Tàu), rau cải thìa hiện tại có giá 15.000 - 16.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg), cải xôi Đà Lạt 27.000 đồng/kg… Chị Bùi Thanh Hoài, tiểu thương tại khu chợ này cho biết: “Cả tháng nay mưa nhiều nên một số rau như cải xanh, cải ngọt, mồng tơi, xà lách… bị dập lá, giá tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhiều người buôn bán nhỏ lẻ như tôi cũng chỉ lấy hàng ở mức cầm chừng, mỗi ngày khoảng 70 - 80kg rau các loại”.
Một số loại củ, quả cũng lần lượt tăng giá: cà chua 14.000 - 15.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg); bầu, bí có giá 15.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg); mướp có giá 15.000 đồng/kg (tăng 2.000 đồng/kg); hành tây tăng 3.000 đồng/kg, hiện có giá 18.000 đồng/kg… Tại chợ Bà Rịa, một số loại rau tăng nhẹ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg, như: khoai tây Đà Lạt được bán 16.000 đồng/kg, bắp cải Đà Lạt có giá 10.000 đồng/kg; cải ngọt, cải xanh có giá 12.000 đồng/kg; súp lơ trắng: 32.000 đồng/kg…
Related news
Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.
Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.
Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.