Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Bã Diệt Kiến Tự Chế Trong Sản Xuất Thanh Long

Bã Diệt Kiến Tự Chế Trong Sản Xuất Thanh Long
Ngày đăng: 22/12/2011

Kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. Hiện nay nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang sử dụng bã diệt kiến tự chế đem lại hiệu quả cao trong diệt kiến mà không gây hại cho người tiêu dùng và môi trường.

8 - 9 giờ sáng thường là khoảng thời gian kiến tấn công cành non và trái non nhiều nhất. Mẫu mã trái sẽ rất xấu nếu các vết cắn khi trái còn nhỏ trở thành các vết sần trên vỏ trái trưởng thành. Trái sần bị xếp vào loại trái giạt, giá bán rất thấp. Để khắc phục, nông dân thường sử dụng hóa chất phun xịt lên cây, nhưng hiệu quả diệt kiến không cao lại gây mất an toàn cho trái. Có một thời, người ta dùng cám rang trộn thuốc diệt kiến, nhử cho kiến ăn, bằng cách này cũng diệt được kiến khá hiệu quả nhưng do bột cám rơi rớt nên không diệt kiến triệt để.

Gần đây, nhiều nông dân sử dụng bã diệt kiến tự chế theo cách làm mới đạt hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái, phù hợp với sản xuất theo hướng GAP. Ông Huỳnh Hồng Ửng, chủ nhiệm HTX thanh long Chợ Gạo, đã sử dụng bã tự chế bao gồm cơm dừa nạo, mỡ heo, đường, trộn thuốc Regent; bã kiến được gói vào các túi vải nhỏ, mỗi túi dùng cho một trụ thanh long, để vào chỗ kín trên cây, tránh nắng và mưa. Ông Huỳnh Văn Quang ở HTX thanh long Chợ Gạo thì sử dụng bánh mì chiên mỡ, ngâm trong dung dịch Regent (2 gram thuốc trong 1 lít nước đường), đem nhét vào chỗ kín trên cây, tránh nắng và mưa, mỗi mẩu bánh dùng cho một trụ, mỗi năm làm 2 lần. Cách làm trên (kiến bị thu hút và ăn bã diệt kiến) diệt được hầu hết kiến trên vườn.

Bã diệt kiến trên đây đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và an toàn cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Trồng Thanh Long Xuất Khẩu Quy Trình Trồng Thanh Long Xuất Khẩu

Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia, là cây nhiệt đới khô. Nhiệt độ thích hợp cho thanh long tăng trưởng và phát triển là 14-26oC và tối đa 38 - 40oC. Trong điều kiện có sương giá nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ cho thanh long.

13/02/2011
Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ (Đài Loan) Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ (Đài Loan)

Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được Chi nhánh TCty Rau quả Việt Nam tại Lạng Sơn trồng khảo nghiệm, bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng... Bộ NN–PTNT đã cho phép Viện Rau quả trồng thí điểm để nhân giống ra diện rộng.

22/12/2011
Giống Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Phủ Quỳ Giống Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Phủ Quỳ

Trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung, Phủ Quỳ (Nghệ An) nói riêng, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ, đã đưa giống thanh long ruột đỏ trồng thực nghiệm trên đất Phủ Quỳ từ năm 2001...

22/12/2011
Lai Tạo Thành Công Thanh Long Ruột Tím Hồng Lai Tạo Thành Công Thanh Long Ruột Tím Hồng

Sau thời gian nghiên cứu, chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng.

07/05/2012
Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)….

05/08/2013