Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Trồng thanh long kiểng chưng Tết mang tài lộc, thịnh vượng đầy nhà ngày Xuân

Trồng thanh long kiểng chưng Tết mang tài lộc, thịnh vượng đầy nhà ngày Xuân
Tác giả: An Dương
Ngày đăng: 06/12/2017

Trồng thanh long 'kiểng' làm sao vừa đẹp vừa cho quả sai không hề đơn giản đòi hỏi phải có kiến thức cũng như con mắt nghệ thuật tạo dáng

Trồng thanh long "kiểng" cũng cần phải chăm sóc rất đặc biệt từ tưới nước cho tới cắt tỉa. Ảnh minh họa

Thanh long có nguồn gốc từ Nam Mỹ và cùng họ với xương rồng. Các chất dinh dưỡng có trong thanh long khá phong phú: vitamin B, vitamin C, protein, potassium, nước, kali, canxi, chất xơ, sắt… Loại quả này tốt cho tim mạch, hệ miễn dịch, có tác dụng chống lão hóa, ngừa mụn nhọt và cả ngăn ngừa ung thư.

Ngoài đào, mai, quất ...thì cây thanh long cảnh mấy năm gần đây cũng được người dân lựa chọn làm cây cảnh chưng trong những ngày Tết với hy vọng được may mắn, bình an, cát tường, thịnh vượng cho cả gia đình.

Chọn giống thanh long

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Tùy vào điều kiện cũng như sở thích của từng người mà lựa chọn giống phù hợp. Giống có thể mua tại các cửa hàng uy tín hoặc tự nhân giống từ cây mẹ. 

Chọn chậu trồng thanh long "kiểng"

Trồng thanh long có thể tận dụng chậu nhựa, khay, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp xuống vườn nhà. Lưu ý khay hay chậu cần phải có lỗ thoát nước tốt để khi tưới nước không bị đọng phía dưới chậu làm úng cây. Chậu trồng thanh long tại nhà nên chọn chậu có kích thước cao trên 30cm, dài 70cm, rộng 50cm.

Nếu chọn dụng cụ trồng bằng trụ xi măng cần đảm bảo đường kính trên 15cm, cao khoảng 1,6 - 1,8m. Nếu không có trụ, bạn cũng có thể cho cây thanh long bám vào thân các cây khác hoặc bên ban công.

Thời vụ và điều kiện thích hợp trồng thanh long "kiểng"

Thanh long thường được trồng vào tháng 10 – 11 dương lịch để tận dụng độ ẩm khi vào cuối mùa mưa. Tuy nhiên nếu bạn trồng tại nhà theo sở thích thì không có gì ngăn cản việc trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thanh long thích hợp khí hậu nắng nóng, chịu được hạn giỏi nhưng rất ngại… “dập dềnh” trong nước (rễ không chịu được quá ẩm ướt). 

Đất trồng thanh long "kiểng"

Đó là cây ưa ẩm, ưa sáng nên đất trồng cũng phải đảm bảo yêu cầu thông thoáng, ẩm nhưng không được ngập úng. Cây không bị che lấp ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không được nhiễm mặn, nhiễm phèn. Để cây thanh long phát triển ngay từ những ngày đầu trồng thì trước khi tiến hành trồng nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Trồng cây thanh long "kiểng" tương đối khó cần sự tỉ mỉ và con mắt nghệ thuật tạo hình tốt. Ảnh minh họa

Trồng thanh long "kiểng"

Trồng thanh long có nhiều phương pháp từ hạt, trồng hom, cành hay bầu cây mua sẵn. Nếu trồng bằng cành cần lựa chọn những cành to, khỏe không sâu bệnh, Sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút. Hom có thể được giâm trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới hoặc có thể trồng thẳng xuống chậu.

Khi trồng, đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của thân thanh long ôm sát vào cây trụ và dùng dây nylon buộc cành vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom. Sau khi trồng xong thì tưới nước đẫm cho cây.

Chăm sóc thanh long "kiểng" và cách tỉa tạo dáng

Trồng thanh long thời gian đầu cần phải tưới nước thường xuyên ngày 2 lần nhưng lượng nước vừa phải không nên tưới wuas đẫm. Khi cây đã sinh trưởng, phát triển tùy theo điều kiện thời tiết mà tưới nước cho cây, không được để quá khô cũng không tưới quá ẩm, chú ý thoát nước khi mưa lũ.

Sau khi trồng thanh long được khoảng 2 tuần, tiến hành bón lót đợt đầu bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 - 2 tháng lại tiến hành bón đợt tiếp theo cho cây. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và vun xới cho thanh long. Đặc biệt, trong thời gian này, cần phải chú ý cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành bám chặt vào trụ giúp cho cành không bị gãy khi gặp mưa, gió….

Ở đỉnh trụ, cành có thể được tỉa sao cho tán tròn và phân bố đều quanh cột trụ. Các cành mới trên đỉnh trụ nên tỉa theo nguyên tắc: 1 cành mẹ, 2 cành con. Cần chọn các cành to, khỏe để lại.

Trồng thanh long nhất quyết phải chú ý tới việc tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành tai chuột, cành đã cho quả 2 - 3 năm, cành nằm khuất trong tán. 


Có thể bạn quan tâm

Thêm giải pháp trừ bệnh đốm nâu hại thanh long Thêm giải pháp trừ bệnh đốm nâu hại thanh long

Có được kết quả này là do ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai giải pháp hiệu quả trừ bệnh đốm nâu trên thanh long.

14/10/2017
Rệp vẩy hại cây thanh long ruột đỏ Rệp vẩy hại cây thanh long ruột đỏ

Rệp vẩy gây hại phổ biến ở các vùng trồng thanh long trong điều kiện khô hạn kéo dài, gây hại nặng trong giai đoạn nụ hoa, trái non...

11/11/2017
Hệ thống đèn cao áp giúp tăng năng suất thanh long trái mùa Hệ thống đèn cao áp giúp tăng năng suất thanh long trái mùa

Trang trại thanh long của anh Lê Nguyên Phương nơi lắp đặt trạm biến áp 75KVA, dùng đèn cao áp 250W để chong đèn thanh long trong mùa nghịch cho năng suất cao

06/12/2017