Đề xuất Nhật Bản nhập khẩu xoài Việt

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, hiện nay, Việt Nam đã tạo điều kiện và mở cửa mặt hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm từ Nhật Bản. Bộ trưởng đề nghị Nhật Bản sớm cho phép nhập khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản; xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với các mặt hàng thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản Hayashi Yashimasa cũng đề nghị phía Việt Nam mở cửa đối với trái táo của Nhật Bản vào tháng 9 tới. Đồng thời, yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và cải thiện môi trường kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.

Đậu tương là một loại cây trồng quen thuộc và được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người dân và một phần làm hàng hóa. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa quen với việc chuyển đổi trồng đậu tương trên đất ngô kém hiệu quả trong vụ Xuân - hè bởi lẽ loại cây này chỉ được trồng vào vụ Hè - thu.

Huyện đảo Phú Quý từ lâu đã có truyền thống nuôi thủy sản bằng lồng bè, chủ yếu là các loại hải đặc sản như cá giò, tôm hùm và cá mú... Nhưng thời điểm hiện nay do tình trạng dịch bệnh cùng với sức mua giảm nên ngày càng tạo áp lực cho bà con nuôi trồng thủy sản tại vùng đảo.

Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen. Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành…cũng có nhiều hộ dân đã chuyển từ lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.

Anh Nguyễn Hồng Phong, chủ trang trại Phong Thúy (Đức Trọng), hiện nay do trái mùa nên bông cải và cà rốt năng suất kém, nguồn cung ít khiến giá tăng. Từ tháng 8 trở đi thời tiết không khắc nghiệt, các loại rau, củ sẽ có giá ổn định hơn.