Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau
Nhờ xử lý qua hệ thống lạnh chân không, việc xuất khẩu rau củ quả của công ty rất thuận lợi do tăng thời hạn sử dụng lên gấp 4-5 lần so với thông thường.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty An Phú Đà Lạt (Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết như vậy.
Chẳng hạn với đậu Hà Lan có thời gian sử dụng trung bình 7-10 ngày khi áp dụng phương pháp lạnh chân không sẽ nâng lên 40-45 ngày, nên có thể vận chuyển đường thủy dài ngày với giá thành rẻ nhưng chất lượng không đổi.
Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.
Related news
Thu hoạch tỉa, tiến đến thu hoạch thủy sản đại trà đang được người dân triển khai nhằm tránh thiệt hại do bão, lũ.
Hiện nay, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thu hoạch được 513 ha tôm với sản lượng thu hoạch gần 2.000 tấn tôm thương phẩm
Với tổng cộng 345 hộ nuôi cá lồng/435 lồng cá, nghề nuôi cá lồng trên sông Son được xem là hướng phát triển kinh tế ổn định của xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) khi đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân...
Dù đang trong thời điểm không cấm ngư dân bẫy tôm hùm con, nhưng việc chặt chẽ trong quá trình giám sát sẽ góp phần giúp thói quen làm nghề của ngư dân đi vào nề nếp, hiểu biết luật pháp và quan trọng là giữ môi trường biển không bị ô nhiễm.
Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.