Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67
Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.
Những ngày qua, chính quyền địa phương đã tổ chức khảo sát thống kê diện tích đã sử dụng giống bắp trên để có hướng giải quyết. Người dân không biết nên để cây bắp phát triển tiếp hay nhổ bỏ trồng lại giống khác vì đã đầu tư rất nhiều cho vụ hè - thu này. Diện tích bắp vụ hè - thu năm nay toàn xã Cẩm Đường là 650 hécta, tăng nhiều hơn mọi năm (do nông dân không trồng cây mì bởi giá cả luôn bấp bênh).
Ông Đỗ Văn Thiệu ở ấp Suối Quýt (xã Cẩm Đường) có 1,8 hécta chuyên trồng bắp. Ngay khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa giữa tháng 4, ông Thiệu mua bao giống bắp NK-67 - lai đơn F1 do Indonesia sản xuất có trọng lượng 20kg về gieo trồng. Hiện tại, rẫy bắp của ông Thiệu đã cho ra trái non, nhưng xen lẫn trong đó có khoảng 20% cây bắp thấp bé, èo uột trổ cờ nhưng không ra trái khiến ông rất lo lắng vì chắc chắn năng suất sẽ không đạt như những năm trước.
Theo tính toán của nông dân, chi phí đầu tư cho 1 hécta bắp thường vào khoảng 13 - 16 triệu đồng. Năng suất khi thu hoạch khoảng 5,5 - 8 tấn, với giá bình quân khoảng 4.500 đồng/kg, trừ chi phí, nông dân sẽ lời khoảng 15 triệu đồng. Nhưng với tình hình hiện tại, không những không có lãi, mà nhiều khả năng nông dân sẽ không thu được khoản tiền đã đầu tư.
Đáng nói là bà con vì sự tiện lợi nên hay có thói quen mua hạt giống bắp ở các đại lý, các điểm bán lẻ rải rác khắp xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ và TX.Long Khánh mà không mua từ Trạm Khuyến nông huyện Long Thành để tránh rủi ro và dễ dàng kiểm soát. Nhiều hộ gieo trồng xong thì vứt bỏ bao bì nên hiện tại chính quyền địa phương rất khó xác định có bao nhiêu diện tích sử dụng giống bắp NK-67 của Indonesia.
Có thể bạn quan tâm
“Cánh đồng tôm” là tên mà người dân Cà Mau thường gọi cho mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy là mô hình mới nhưng năng suất khá cao, có rất nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Vụ lúa hè thu được xem là vụ lúa sản xuất chính trong năm, thời tiết tương đối thuận lợi, chi phí đầu tư sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nên gieo sạ đúng theo hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết và các loại sâu bệnh gây ra. Đặc biệt, tránh thu hoạch lúa vào tháng 9 - thời điểm mưa nhiều, khó bảo quản và tiêu thụ lúa như các năm trước đây.
Vụ sản xuất Đông Xuân (ĐX) năm 2013-2014, huyện Tuy Phước triển khai thực hiện 24 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa với tổng diện tích 1.120 ha, trong đó có gần 600 ha liên kết sản xuất lúa giống, năng suất đạt 80,3 tạ/ha, tăng 8,8 tạ/ha so với năng suất bình quân chung. 100% số hộ tham gia liên kết sản xuất lúa giống trên CĐML đều thu lợi nhuận khá.
Tàu bằng gỗ, kết cấu theo kiểu tàu cá Thái Lan, tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng, chiều dài 25 m, rộng 6 m, cao 3,7 m, lắp 2 máy đẩy tổng công suất 1.150 sức ngựa, tải trọng 300 tấn.
Trên đường đưa tôi tới thăm nhà ông Minh, ông Nguyễn Đăng Hoa - Chủ tịch Hội ND phường Hương Long, bảo: “Chịu khó như ông Minh chỉ có giàu thêm, chứ không thể nghèo đi”.