Anh Vũ Duy Sơn làm giàu từ nuôi gà lấy trứng

Anh Vũ Duy Sơn chăm sóc đàn gà của gia đình.
Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, nhận thấy vùng đất này có thể phát triển tốt chăn nuôi, nên năm 2005, anh quyết định đầu tư vào nuôi gà đẻ trứng.
Ban đầu, do vốn ít nên anh chỉ nuôi 500 con.
Sau một thời gian tích lũy vốn, anh mở rộng quy mô trang trại, đến nay, anh đã có 2 trại nuôi với số lượng 5.000 con gà và 7.000 chim cút.
Trừ các chi phí, mỗi tháng anh thu lãi trên 20 triệu đồng từ bán trứng.
Việc tiêu thụ cũng thuận lợi, có bao nhiêu là thương lái đến thu mua hết bấy nhiêu.
Trứng gà và trứng cút tại trại của anh chủ yếu tiêu thụ tại Tp.
Phan Rang-Tháp Chàm và Tp.Cam Ranh (Khánh Hòa).
Anh Sơn chia sẻ, việc nuôi gà và chim cút đẻ trứng chỉ cần chịu khó, chăm sóc đúng kỹ thuật; ngoài ra, công tác phòng dịch bệnh cũng phải được quan tâm thường xuyên.
Từ khi nuôi đến nay, trang trại của anh chưa xảy ra dịch bệnh nào.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn tạo công ăn việc làm từ 5 - 7 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng.
Anh cũng hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ hộ anh Trần Văn Toán ở cùng thôn xây dựng trang trại nuôi gà và chim cút đẻ trứng cho thu nhập ổn định.
Nhiều nông dân từ các địa phương khác cũng đến tham quan, học hỏi mô hình và được anh hỗ trợ con giống và kỹ thuật.
Nói về tấm gương của anh, ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Công Hải, nhận xét: Anh Vũ Duy Sơn đã 5 năm liền được Hội Nông dân tỉnh tuyên dương là hộ nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, là điển hình tiêu biểu tại địa phương để nhiều hộ học tập, vươn lên làm giàu.
Ở vùng đất còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu, đến nay, anh Vũ Duy Sơn đã có cơ ngơi hàng tỷ đồng.
Tấm gương nông dân sản xuất giỏi của anh Sơn rất đáng trân trọng và cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.