Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn. Đây là mô hình không mới so với các nông dân lành lặn sản xuất giỏi khác, nhưng đối với người cựu chiến binh này là cả một sự kỳ diệu.
Đó là anh Nguyễn Văn Bi- người thương binh 2/4, ngụ tại ấp Hoà Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp và cũng là thành viên của Hội cựu chiến binh xã.
Gia đình anh trước đây rất nghèo, chủ yếu sống nhờ vào đồng lương thương binh, làm thuê làm mướn và đánh bắt cá trong mùa lũ. Không cam chịu số phận nghèo, anh quyết định tận dụng mặt nước trước sân nhà khoảng 70 m2 để làm bể ny lon nuôi lươn.
Tùy theo điều kiện đất đai của mỗi người, có thể tận dụng đất trống xung quanh nhà đào xuống 1 tấc (10cm), quây nylon xung quanh; sau đó cho đất đồng (đất sét càng tốt) chuyển bể nuôi lươn, thêm bùn non vào và cho nước vào ngâm khoảng một tuần rồi tháo nước ra, sau đó thả cây lục bình vào. Khi lục bình phát triển là khi ấy nước trong hồ rất tốt, thì mới thả lươn giống vào nuôi.
Anh Bi cho biết, trước khi bắt tay vào nuôi lươn, anh đã tìm tòi qua sách vở, học hỏi những người đi trước, theo dõi tin tức trên đài truyền thanh, đài truyền hình của các chương trình khuyến nông ở tỉnh nhà và các tỉnh bạn để áp dụng vào mô hình của gia đình.
Tận dụng mùa lũ, anh đi khai thác lươn con đem về nuôi, thức ăn cho lươn là ốc bươu vàng – có sẵn và nhiều trên đồng ruộng nên tốn ít chi phí đầu tư. Liều lượng cho ăn: 5kg ốc bươu vàng/100 kg lươn giống, 1 tuần cho ăn 1 lần.
Theo cách làm của anh, khi bắt lươn về anh cho lươn tắm nước muối, với 5kg lươn, cho vào 3 muỗng cà phê muối, khoảng 5-10 phút anh thả lươn xuống nước chờ theo dõi. Sáng sớm hôm sau kiểm tra, nếu lươn ló đầu lên và thụt xuống khi nghe tiếng động là lươn khỏe mạnh. Từ kinh nghiệm nuôi lươn anh cho biết, lươn giống khai thác ngoài đồng dễ nuôi hơn các loại lươn khác.
Qua 4 năm nuôi lươn, năm đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi nên kết quả thấp, năm thứ 3, thứ 4 đạt mức khá cao. Hiện nay 3 vèo lươn bao bằng tấm nylon (bể lươn) trước sân nhà của anh Nguyễn Văn Bi đã bắt đầu cho thu hoạch. Thương lái đến mua lươn loại 1 với giá 70.000 đồng/kg, giá lương loại 2 là 45.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, anh còn lãi trên 12 triệu đồng.
Mô hình này hiện nay đa số thương binh rời quân ngũ về ít đất hoặc không có đất biết tận dụng mùa nước nổi để nuôi đều có mức trung bình hoặc khấm khá. Ông Trần Minh Trí – Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Nhị Mỹ cho biết, mô hình nuôi lươn của anh Nguyễn văn Bi đạt hiệu quả khá cao, mô hình này sắp tới sẽ làm điển hình, nhân rộng ra cho những người cựu chiến binh nghèo và trung bình, đồng thời Hội sẽ xem xét, tạo điều kiện cho các hội viên vay vốn để nuôi lươn.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm ở Thái Lan và Mexico đang gặp khó khăn khi giá giảm xuống dưới mức chi phí sản xuất. Theo Daniel Gruenberg, đại diện công ty tôm Acquestra, người nuôi tôm Thái Lan đang phải đối mặt cùng lúc với 3 khó khăn lớn: khó tồn tại, tăng trưởng chậm và giá thấp kỷ lục.

XK tôm của Honduras đạt 9 triệu USD trong tháng 1/2015, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2014. Theo một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Honduras (BCH) sự sụt giảm này là do giá tôm giảm 6,8%. Khối lượng tôm XK cũng giảm 1%.

Các nhà chế biến châu Âu không được hưởng lợi từ việc giảm giá tôm chân trắng do sự suy yếu của đồng euro. "Tác động tiền tệ là rất lớn, nó là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi vì mua bằng đô la Mỹ nhưng bán bằng đồng euro khiến giá bán sẽ cao hơn", Giám đốc một công ty chế biến tôm tại Tây Âu cho biết.

Tuy khối lượng giảm nhưng giá trị NK cá tra vào Mỹ vẫn giữ ổn định. Trong 2 tháng đầu năm, Mỹ NK 21.269 tấn cá tra , giảm 10,4% so với mức 23.740 tấn của cùng kỳ năm trước. Giá trị NK khá ổn định ở mức 74,24 triệu USD, so với mức 74,25 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Không như thị trường Mỹ, nhu cầu cá rô phi tại EU vẫn ở mức thấp và không có dấu hiệu tăng lên. Có một thời cá chẽm lên ngôi, sau đó là cá tra và từ đó đến nay, cá rô phi chưa được coi trọng tại thị trường này. Hiện nay, nhu cầu cá tuyết cod tăng lên, do đó, vị thế của loài cá này càng bị lu mờ. Ngoài Ragal Springs, các công ty khác đều không tập trung vào loài cá này.