Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn. Đây là mô hình không mới so với các nông dân lành lặn sản xuất giỏi khác, nhưng đối với người cựu chiến binh này là cả một sự kỳ diệu.
Đó là anh Nguyễn Văn Bi- người thương binh 2/4, ngụ tại ấp Hoà Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp và cũng là thành viên của Hội cựu chiến binh xã.
Gia đình anh trước đây rất nghèo, chủ yếu sống nhờ vào đồng lương thương binh, làm thuê làm mướn và đánh bắt cá trong mùa lũ. Không cam chịu số phận nghèo, anh quyết định tận dụng mặt nước trước sân nhà khoảng 70 m2 để làm bể ny lon nuôi lươn.
Tùy theo điều kiện đất đai của mỗi người, có thể tận dụng đất trống xung quanh nhà đào xuống 1 tấc (10cm), quây nylon xung quanh; sau đó cho đất đồng (đất sét càng tốt) chuyển bể nuôi lươn, thêm bùn non vào và cho nước vào ngâm khoảng một tuần rồi tháo nước ra, sau đó thả cây lục bình vào. Khi lục bình phát triển là khi ấy nước trong hồ rất tốt, thì mới thả lươn giống vào nuôi.
Anh Bi cho biết, trước khi bắt tay vào nuôi lươn, anh đã tìm tòi qua sách vở, học hỏi những người đi trước, theo dõi tin tức trên đài truyền thanh, đài truyền hình của các chương trình khuyến nông ở tỉnh nhà và các tỉnh bạn để áp dụng vào mô hình của gia đình.
Tận dụng mùa lũ, anh đi khai thác lươn con đem về nuôi, thức ăn cho lươn là ốc bươu vàng – có sẵn và nhiều trên đồng ruộng nên tốn ít chi phí đầu tư. Liều lượng cho ăn: 5kg ốc bươu vàng/100 kg lươn giống, 1 tuần cho ăn 1 lần.
Theo cách làm của anh, khi bắt lươn về anh cho lươn tắm nước muối, với 5kg lươn, cho vào 3 muỗng cà phê muối, khoảng 5-10 phút anh thả lươn xuống nước chờ theo dõi. Sáng sớm hôm sau kiểm tra, nếu lươn ló đầu lên và thụt xuống khi nghe tiếng động là lươn khỏe mạnh. Từ kinh nghiệm nuôi lươn anh cho biết, lươn giống khai thác ngoài đồng dễ nuôi hơn các loại lươn khác.
Qua 4 năm nuôi lươn, năm đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi nên kết quả thấp, năm thứ 3, thứ 4 đạt mức khá cao. Hiện nay 3 vèo lươn bao bằng tấm nylon (bể lươn) trước sân nhà của anh Nguyễn Văn Bi đã bắt đầu cho thu hoạch. Thương lái đến mua lươn loại 1 với giá 70.000 đồng/kg, giá lương loại 2 là 45.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, anh còn lãi trên 12 triệu đồng.
Mô hình này hiện nay đa số thương binh rời quân ngũ về ít đất hoặc không có đất biết tận dụng mùa nước nổi để nuôi đều có mức trung bình hoặc khấm khá. Ông Trần Minh Trí – Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Nhị Mỹ cho biết, mô hình nuôi lươn của anh Nguyễn văn Bi đạt hiệu quả khá cao, mô hình này sắp tới sẽ làm điển hình, nhân rộng ra cho những người cựu chiến binh nghèo và trung bình, đồng thời Hội sẽ xem xét, tạo điều kiện cho các hội viên vay vốn để nuôi lươn.
Related news

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh, nhiều địa phương đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh. Cùng với đó là chuyển đổi những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém năng suất sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao.

Thông qua hướng dẫn, chuyển giao công nghệ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (thuộc Sở KHCN), một số hộ nông dân đã sản xuất thành công chế phẩm nấm ký sinh Metarhizium sp. phòng trừ rầy nâu hại lúa, góp phần tăng năng suất, lợi nhuận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Chiều 9-6, UBND TP HCM làm việc với các sở ngành, hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích trồng ngô tại các tỉnh Tây Bắc đạt 278.800ha, chiếm tới 25% diện tích trồng ngô của cả nước. Tuy nhiên, năng suất ngô ở vùng này cũng chỉ đạt 3,2 tấn/ha, thấp hơn hẳn so với năng suất bình quân cả nước.

Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên bà con ngư dân rất phấn khởi.