Xuất khẩu sắn khả quan
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2015 ước đạt 235.000 tấn, với giá trị đạt 84 triệu USD.
Đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2015 đạt 3,27 triệu tấn, giá trị đạt 1,03 tỉ USD, tăng 28,4% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu sắn chính chiếm tới 89,17% thị phần, tăng 37,1% về khối lượng và tăng 33,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Đặc biệt, các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản (tăng 72,29% về khối lượng và tăng 84,45% về giá trị) và Đài Loan (tăng 46% về khối lượng và tăng 43,51% về giá trị).
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng sửa đổi mức thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn cho đến khi có văn bản mới. Mức thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát từ 5% về mức 0%, áp dụng từ 5/9.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất đối với mặt hàng sắn xuất khẩu áp dụng cho năm 2016
Theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tiếp tục theo dõi để có lộ trình tăng dần mức thuế suất thuế xuất khẩu sắn cho phù hợp với lộ trình áp dụng xăng sinh học cũng như tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người trồng sắn.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết giá xuất khẩu sắn hiện trung bình khoảng 420 - 430 USD/tấn và nhu cầu tương đối ổn định. Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu sắn sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD bao gồm cả sắn lát và sắn bột.
Có thể bạn quan tâm
Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo kế hoạch sản xuất rau xanh vụ Đông-Xuân 2014-2015, BR-VT sẽ xuống giống hơn 2.000ha rau các loại. Trong đó có khoảng 1.000ha rau phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Với diện tích rau khá lớn trong dịp Tết, ngành nông nghiệp đưa ra nhận định nguồn cung rau sẽ dồi dào và phải cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn rau từ các địa phương khác đổ về.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.
Trước đề nghị này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của Vinacas trong thời gian qua đã chủ động thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân ghép trẻ hóa vườn điều; đồng thời Bộ trưởng đồng ý cấp cho Vinacas 1 tỷ đồng để thực hiện 100 mô hình điều ghép trong năm 2015.