Khung Thời Vụ Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Căn cứ khung thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2014 của Tổng cục Thủy sản và tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn khu vực tỉnh Long An, kết quả quan trắc môi trường nước và tình hình nuôi tôm các năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT Long An đã ban hành Thông báo số 03/TB-SNN về việc khuyến cáo khung thời vụ nuôi tôm năm 2014 như sau:
* Thời gian nuôi tôm nước lợ: Bắt đầu từ ngày 10/02/2014 (nhằm ngày 11/01/2014 âm lịch) đến ngày 30/11/2014 (nhằm ngày 9/10/2014 âl)
* Thời gian thả giống: Bắt đầu từ ngày 10/02/2014 (nhằm ngày 11/01/2014 âl) đến ngày 31/8/2014 (nhằm ngày 7/8/2014 âl).
* Thời gian tập trung sên vét, cải tạo ao đầm: trước ngày 15/01/2014 (nhằm ngày 15/12/2013 âl).
Các ao, đầm nuôi không đảm bảo điều kiện kỹ thuật theo quy định, thường xuyên bị dịch bệnh chỉ nên thả nuôi một vụ trong năm, thời gian thả giống trong tháng 4/2014 để hạn chế dịch bệnh.
Trong đó, khuyến cáo người nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh chỉ thả nuôi 1 vụ/năm, mật độ thả từ 15 - 25 con/m2, sau đó có thể luân canh 01 vụ với tôm thẻ chân trắng; nuôi quảng canh cải tiến có thể thả nuôi 02 vụ/năm, mật độ thả từ 7 - 10 con/m2; nuôi tôm chân trắng chỉ thả nuôi tối đa 02 vụ/năm, mật độ thả từ 60 - 80 con/m2. Những ao, đầm nuôi bị nhiễm bệnh buộc phải thu hoạch sớm phải đảm bảo thời gian cách ly là 30 ngày để có điều kiện cải tạo, xử lý tiêu diệt hết mầm bệnh trong ao, đầm. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt cá tạp, giáp xác trong ao nuôi.
Trong thời gian không nuôi tôm sú, tôm chân trắng đề nghị các tổ chức, cá nhân thả nuôi tôm càng xanh hoặc các loài thủy sản khác hay trồng lúa để cắt mầm bệnh, bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.

Là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Quảng Trị, những năm qua, nông dân trồng cà phê lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn đều tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cà phê, tạo chỗ đứng vững chắc của cà phê catimor Quảng Trị trên thị trường trong nước và thế giới.

TPHCM có dân số đông nhất nước, trong đó 5 huyện ngoại thành và một số quận ven với dân số trên 1 triệu người, tương đương 1 tỉnh sống nhờ vào nông nghiệp, nhưng khoảng cách giữa người dân nông thôn và thành thị còn khá lớn. Vì vậy, TPHCM khuyến khích chuyển đổi đất nông nghiệp, chủ yếu từ lúa sang cây con có giá trị và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.

Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng, chủ động về nguồn giống lúa đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) duyệt cho triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng trên địa bàn tỉnh”.