Làm Giàu Từ Ươm Giống Cây Trồng

Trong những năm gần đây nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở xã Tân Hương, Tân Kỳ, Nghệ An.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề này trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.
![]() |
Trại ươm cây giống - ảnh tử liệu (2lua.vn) |
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở xóm 6, xã Tân Hương tham gia nghề ươm giống cây lâm nghiệp từ năm 2008. Hàng năm gia đình chị duy trì vườn ươm trên diện tích 2 sào với hơn 2 vạn cây giống các loại như keo ghép cành, xoan đâu, mỡ, lát hoa...
Nhờ được đầu tư chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn ươm của gia đình chị luôn phát triển tốt. Cây giống có chất lượng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng từ nhiều địa phương đến mua.
Nếu giá thị trường như hiện nay là 150 đồng/cây giống, thì mỗi năm gia đình chị thu về 300 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi ròng hơn 150 triệu đồng.
Cũng như gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, hiện nay nhiều bà con ở xã Tân Hương đã vươn lên thoát nghèo nhờ nghề ươm giống cây lâm nghiệp. Bởi nghề này chi phí đầu vào thấp, công chăm bón ít mà đem lại lợi nhuận cao.
Trên diện tích 1m2 đất, có thể đặt được 600 đến 650 bầu cây giống, mỗi năm có thể ươm từ hai đến ba vụ. Theo đánh giá của ngành chức năng xã Tân Hương, mỗi ha cây giống sẽ cho nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.
Hiện tại toàn xã có 675 hộ gia đình tham gia, tập trung chủ yếu xóm 3, xóm 5, xóm 6, xóm 7, với diện tích vườn ươm lên đến 10ha, trong đó có 62 hộ đã tham gia vào hợp tác xã dịch vụ sản xuất giống cây lâm nghiệp Tân Hương.
Thị trường tiêu thụ giống cây lâm nghiệp rất ổn định, hiện nay không chỉ được xuất bán trong tỉnh mà còn được cung ứng tới các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh...
Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nghề ươm cây giống ở Tân Hương đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân, từ đó giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm

Vùng nuôi tôm nước lợ tại các huyện vùng Hạ tỉnh Long An trong những năm qua phát triển khá nhanh về diện tích và đối tượng nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, dù đã trải qua thời gian khá dài nhưng nhìn chung việc áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm của người dân vẫn còn nhiều mặt hạn chế, mô hình nuôi còn nhỏ lẻ, nguồn nước trong vùng nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh luôn đe dọa ở mức độ cao.

Nuôi ếch Thái Lan, gia đình anh Giáp Văn Bảo (SN 1984), thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cung cấp giống và ếch thịt ra thị trường.

Sở NN-PTNN vừa tổ chức cuộc họp công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu), đồng thời lấy ý kiến của người nuôi đóng góp cho phương án di dời, bố trí sắp xếp các hộ nuôi thủy sản tại khu quy hoạch trên sông Chà Và.

Có nhiều loại thủy sản thương phẩm, thủy sản giống không rõ nguồn gốc được bày bán, lưu thông trên địa bàn Hà Nội đang là mối lo ngại của cả người nuôi trồng thủy sản (NTTS) và người tiêu dùng Thủ đô.

Ông Tu Thanh Hường (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), từ lâu đã áp dụng mô hình nuôi tôm theo hướng “sinh học” và được đánh giá là khá thành công. Khởi đầu nuôi tôm cách đây hơn 10 năm, với 1,5 ha đầu tiên, hiện nay ông mạnh dạn đầu tư và tăng dần thêm diện tích hơn 7 ha.