Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Của Những Người Làm Nón Lá

Hội Của Những Người Làm Nón Lá
Ngày đăng: 14/06/2012

Bên cạnh việc đồng áng, nông dân Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định còn có nghề truyền thống chằm nón lá. Những người làm nón ở đây đã thành lập hiệp hội làm nón lá...

Nghề của ông bà

Theo các cụ cao tuổi ở Thuận Hạnh, nghề chằm nón lá có cách đây khoảng 300 năm. Thế hệ này truyền nghề cho thế hệ khác. Không phân biệt gái, trai tham gia học nghề, người dân thôn Thuận Hạnh từ 10 tuổi đã được các nghệ nhân hướng dẫn, bắt đầu tiếp xúc với công việc chằm nón lá.

Hầu như gia đình nào ở Thuận Hạnh cũng làm nón.

Chị Huỳnh Thị Hồng ở địa phương khác về làm dâu đất Thuận Hạnh cũng được gia đình nhà chồng truyền lại nghề chằm nón lá. Chị Hồng cho hay, chị chằm nón lá hơn 15 năm nay. Công việc làm nón nhẹ nhàng, có thể làm những lúc rảnh rỗi. Mặc dù là nghề phụ, nhưng những người làm nghề chằm nón lá ở Thuận Hạnh đều khẳng định rằng, thu nhập từ nghề này khá ổn định.

Ông Thân Anh Tuấn-Chủ tịch UBND xã Bình Thuận cho biết: Hiện khoảng 400 hộ trong xã, chủ yếu tập trung ở 2 thôn Thuận Hạnh và Thuận Hiệp làm nghề chằm nón. Tổng doanh thu hàng năm của nghề này trên 3,5 tỷ đồng. Làm nón đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông nhàn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Theo ông Tuấn, từ khi có con đường bê tông dài hơn 3km do tỉnh, huyện đầu tư thông suốt từ thôn Thuận Hạnh đến thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát (nơi có làng nghề nón ngựa danh tiếng cả nước) việc sản xuất, tiêu thụ nón lá thuận lợi hơn. Sản phẩm làm ra thương lái đến tận nhà mua. Vật liệu làm nón cũng được cung ứng đến tận nhà. Nón lá Thuận Hạnh không tồn kho, nhưng giá bán còn thấp (bình quân 23.000 đồng/chiếc) nên người làm nghề thu lời còn ít.

Lập hội để phát triển

Năm 2009 Làng nghề nón lá Thuận Hạnh được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống nằm trong diện quy hoạch của tỉnh. Để giúp nón lá Thuận Hạnh có thương hiệu, được UBND huyện cho phép, tháng 4.2012, Hội Làng nghề truyền thống nón lá Thuận Hạnh đã tiến hành Đại hội Hội Làng nghề lần thứ nhất nhiệm kỳ 2012-2017.

Ông Đỗ Văn Sỹ-Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn khẳng định: "Để tạo điều kiện cho làng nghề nón lá Thuận Hạnh phát triển mạnh hơn, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với UBND xã Bình Thuận hướng dẫn, vận động các hộ trong làng nghề làm nón lá thành lập hiệp hội. Tổ chức Hội Làng nghề đại diện bảo vệ quyền lợi cho hội viên, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và có tài khoản. Hội làng nghề sẽ từng bước tháo gỡ cái khó mà lãnh đạo địa phương xã Bình Thuận đang trăn trở là xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu làng nghề nón lá Thuận Hạnh".

Với những hỗ trợ của ngành chức năng, sự quan tâm của chính quyền địa phương, một ngày không xa thương hiệu làng nghề nón lá Thuận Hạnh sẽ được quảng bá trên thị trường, nón lá sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, nhiều hơn, giá cao hơn, người làm nón mở rộng quy mô sản xuất, có thu nhập khá hơn...

“Chúng tôi phấn đấu sản lượng đạt 900 chiếc nón/ngày, tăng gấp đôi so với trước, tăng thu nhập cho người làm nghề từ 1,5 lên 3 triệu đồng/người/tháng" - ông Võ Văn Thiện - Chủ tịch Hội Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo tôm giống Nỗi lo tôm giống

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

14/04/2015
Về Vàm Nao xem bắt cá bông lau Về Vàm Nao xem bắt cá bông lau

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.

14/04/2015
Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học

Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.

14/04/2015
“Sốc” vì giá cá ngừ lao dốc “Sốc” vì giá cá ngừ lao dốc

Tàu câu cá ngừ đạt sản lượng quá ít, lỗ vốn. Đành chịu! Nhưng một số tàu câu được nhiều cá lại bán không trôi, cũng lỗ vốn. Ngư dân Phú Yên “sốc”! Điều gì đang xảy ra ở nơi “thủ phủ” nghề câu cá ngừ đại dương? Sự thể là do chất lượng cá kém, do giá cá ngừ đã và đang trên đà lao dốc, xuất khẩu giảm sâu.

14/04/2015
Quy hoạch vùng nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Quy hoạch vùng nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chiều 7/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì cuộc họp bàn về quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đên năm 2025.

14/04/2015