Ảnh hưởng của Nitrate đến sức khỏe tôm nuôi
NO3 trong nước
Trong ao nuôi, một trong những mối quan tâm chính của chất thải là Nitơ, thể hiện của hàm lượng NH3, NO2, NO3. NH3 được bài tiết bởi động vật và cũng sinh ra từ sự phân hủy mùn bã hữu cơ. NH3 là khí độc, nó có thể bị loại bỏ khỏi ao nuôi qua sự đồng hóa của vi khuẩn dị dưỡng, tảo và thực vật. NH3 cũng có thể được loại bỏ thông qua quá trình Nitrate hóa. Đây là chu trình 2 bước được thực hiện bởi vi khuẩn tự dưỡng (vi khuẩn Nitrate hóa). NH3 được chuyển hóa thành NO2 và sau đó chuyển hóa thành NO3.
Rất ít thông tin về ảnh hưởng của NO3 đến tôm nuôi. Các báo cáo trước đây thường thực hiện ở các mức NO3 được coi là an toàn. Một số khuyến cáo cần giữ NO3 ở mức thấp hơn 100 mg/l; trong khi, một số người nuôi cho rằng NO3 trên 500 mg/l vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Để loại trừ sự nhầm lẫn này, các nghiên cứu được thực hiện, nhằm xác định nồng độ nào có tác động xấu đến năng suất tôm trong vụ nuôi.
Bố trí thí nghiệm
Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) được nuôi ở hệ thống bể (150 lít) trong 6 tuần, độ mặn 11‰ với các hàm lượng Nitrate khác nhau, kết quả thu được thể hiện qua bảng 1.
NO3 ở mức 35 - 220 mg/l không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng đối với tôm. Tuy nhiên, ở mức cao hơn 220 mg/l thì những tỷ lệ này bị ảnh hưởng đáng kể. NO3 ở hàm lượng (910 mg/l), tôm tăng trưởng giảm, tỷ lệ chết tăng, giảm hiệu quả cho ăn, hạn chế trao đổi chất và suy giảm chức năng nội tiết.
Thêm các thí nghiệm khác khi cho tôm tiếp xúc với NO3 ở các độ mặn (2 - 18‰) cho thấy, tăng trưởng tôm bị giảm đáng kể ở độ mặn thấp nhất. Do tôm phải tiêu tốn năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu, cân bằng với độ mặn nước, cộng thêm môi trường NO3 cao, thì tôm sẽ khó kiểm soát tốt cơ thể.
Theo đó, khi tôm tiếp xúc với nồng độ NO3 cao trong thời gian dài sẽ bị cụt râu, mang bất thường và gan tụy bị tổn thương. Cơ quan gan tụy ở tôm sản xuất enzyme tiêu hóa và chịu trách nhiệm thúc đẩy sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Khi bị tổn thương sự hấp thu sẽ giảm, dẫn đến tăng trưởng tôm thấp.
Những khuyến cáo
Đế xác định ảnh hưởng của độc tính NO3 đối với tôm cần dựa vào tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. Do đó, người nuôi nên quan tâm đến việc giữ sức khỏe tôm thông qua việc đánh giá các đặc điểm khác như râu, mang và gan tụy. Ngoài ra, những thay đổi về vật lý và sinh học có thể dẫn đến giảm giá trị tôm thương phẩm và giảm lợi nhuận. Đồng thời, người nuôi cần cẩn trọng khi nuôi tôm ở hàm lượng NO3 trong nước trên 220 mg/l và giảm hàm lượng NO3 khi nuôi tôm ở độ mặn thấp.
Tags: suc khoe tom nuoi, nuoi trong thuy san, tom the, tom cang xanh
Có thể bạn quan tâm
Framelco - Một công ty sản xuất các sản phẩm phụ gia để thay thế thuốc kháng sinh trong các trang trại đã tiến hành thử nghiệm công thức 1-monoglycerides để chống lại AHPNS/EMS. Một số phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng những sản phẩm 1-monoglycerides có hoạt tính diệt khuẩn chống lại khuẩn Vibrio parahaemolyticus
Trong nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng vôi trong các công đoạn sản xuất là thường xuyên, tạo điều kiện cho đối tượng nuôi phát triển tốt.
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình dịch bệnh tôm biển nuôi thâm canh, bán thâm canh đang diễn biến phức tạp với tần suất ngày càng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân nuôi tôm trên 3 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
Hiện nay, người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Long An đang bước vào vụ 2 khoảng 1 tháng. Trong vụ 1, ở các huyện vùng Hạ, dịch bệnh trên tôm xảy ra nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là bệnh do sốc môi trường và bệnh đốm trắng. Thời gian giãn cách vụ nuôi để an toàn cho tôm vẫn chưa được đảm bảo. Nhiều hộ vẫn chưa kết thúc vụ 1 trong khi vụ 2 đã bắt đầu.
Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;