Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Một số nguyên tắc khi sử dụng men vi sinh trong nuôi thủy sản

Một số nguyên tắc khi sử dụng men vi sinh trong nuôi thủy sản
Ngày đăng: 23/05/2015

Hai thành phần chính của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng gồm các loài như Bacillus sp., Nitrosomonas, Nitrobacter... Chất dinh dưỡng là các loại như đường, muối canxi, muối magiê…

Về hình thức, men vi sinh có 02 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Bình thường, dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. Về chủng loại, men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chính là  Bacillus sp.) và loại trộn vào thức ăn (loài vi khuẩn chính là Lactobacillus).

Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh: Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá; Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của tôm, cá; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi thuỷ sản gây nên; Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Các lợi ích đạt được như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động: Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc; Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4+, NO3-;  Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn; Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh.

Để men vi sinh phát huy hiệu quả cao, người nuôi thủy sản phải tuân thủ một số nguyên tắc dùng sau đây:

- Hoà loãng men vi sinh bằng nước trong ao nuôi, cho vào xô, thau, sau đó sục khí 4 - 5 giờ đến khi men có mùi chua hay pH giảm thì đem bón.

- Định kỳ dùng trong quá trình nuôi. Thông thường 7 - 10 ngày/lần đối với loại xử lý môi trường và luân phiên sử dụng 5 ngày, sau đó ngưng 5 ngày đối với loại trộn vào thức ăn. Sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay sau khi nước đã lên màu.

- Liều lượng dùng phải theo đúng theo đề nghị của nhà sản xuất.

- Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì men vi sinh được sử dụng sớm hơn so với thường ngày với liều lượng tăng gấp 2 lần so với đề nghị.

- Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong thân tôm, cá nuôi.

- Trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 - 8,5, bón vôi + Dolomite + Khoáng nâng cao độ kiềm.

Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng 2 - 4 ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường.

Tags: men vi sinh, nuoi thuy san, nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý trước vụ nuôi tôm Những lưu ý trước vụ nuôi tôm

Để hạn chế những bệnh virus nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, đầu vàng, taura, hoại tử cơ và cơ quan tạo máu, đục cơ) cần thực hiện xét nghiệm giống và kiểm dịch trước khi thả.

06/08/2015
Thả tôm trong mùa mưa và biện pháp gia tăng tỷ lệ sống Thả tôm trong mùa mưa và biện pháp gia tăng tỷ lệ sống

Vụ nuôi thứ hai trong năm thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đặc biệt là mưa kéo dài. Khu vực Nam Bộ thời điểm từ tháng 06 về cuối năm là mùa mưa, do đó việc thả tôm trong mùa mưa vừa đảm bảo lịch thời vụ, vừa đảm bảo tỉ lệ sống, sức khỏe cho tôm thả nuôi là khâu kỹ thuật rất quan trọng để đảm bảo một vụ nuôi thành công.

06/08/2015
Nuôi tôm an toàn Nuôi tôm an toàn

Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.

06/08/2015
Cách hạn chế bệnh trên tôm nước lợ Cách hạn chế bệnh trên tôm nước lợ

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

06/08/2015
Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, protein thực vật đang được sử dụng để thay thế dần bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản nói chung và thức ăn tôm nói riêng. Tuy nhiên các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là phytate có trong nguyên liệu thực vật có khả năng liên kết chặc chẽ với các muối khoáng canxi, magiê, sắt và kẽm làm giảm độ tiêu hóa các khoáng chất gây thiếu khoáng cho tôm nuôi.

06/08/2015