Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Đỗ Văn Ngàn Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Anh Đỗ Văn Ngàn Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản
Ngày đăng: 15/08/2014

Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.

Gia đình anh Đỗ Văn Ngàn (ấp 5, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) với 9.000 m2 đất chủ yếu trồng lúa cho năng suất thấp do thiếu nước ngọt. Thấy vậy, từ năm 1999 anh mạnh dạn chuyển 3.000 m2 đất sang trồng cỏ và nuôi bò.

Nhờ học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình nuôi và tham gia các lớp tập huấn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, anh Ngàn đã vận dụng vào thực tế chăn nuôi tại gia đình, mang lại hiệu quả kinh tế. Từ 1 con bò giống đến nay sau 15 năm gầy dựng, gia đình anh đã có được 10 con bò; trong đó 7 con bò sinh sản và 3 con bò đực dùng để phối giống.

Anh Ngàn cho biết, bò sinh sản nếu đẻ ra bò cái anh để gầy giống, đẻ ra bò đực thì bán cho người chăn nuôi. Bò con sau khi sinh khoảng 4 tháng thì bán với giá 15 - 20 triệu đồng/con. Phải chọn bò giống có tầm vóc tốt, công tác thú y luôn được đặt lên hàng đầu thì chăn nuôi mới đảm bảo và cần phải có nguồn cỏ tươi để cung cấp thêm cho bò.

Hàng ngày cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Cần phải tiêm ngừa để phòng bệnh kịp thời cho bò nhất là bệnh tụ huyết trùng, long mồm lở móng....

Với 3 bò đực dùng để phối giống là loại bò lớn con, mau lớn, tỉ lệ phối giống đạt cao... nên được bà con chọn để phối giống cho bò sinh sản của gia đình. Hiện tại với 7 con bò sinh sản và 3 bò phối giống, hàng năm mang về cho gia đình anh hơn 150 triệu đồng. Nuôi bò chủ yếu là lấy công làm lời, tuy vậy lợi nhuận cũng cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.

Anh Ngàn chia sẻ: "Trước đây bà con nơi đây chỉ biết duy nhất có cây lúa và chỉ sản xuất 1 vụ/ năm do thiếu nước ngọt để sản xuất. Nhưng từ khi dự án "Ngọt hóa Gò Công" được triển khai thực hiện thì nhiều bà con chuyển sang trồng rau màu và chăn nuôi. Không riêng gì tôi mà nhiều bà con nơi đây đầu tư vào chăn nuôi bò vì nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con thoát nghèo bền vững".

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh còn tích cực giúp đỡ các hội viên còn khó khăn vươn lên trong cuộc sống, khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng, và hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò cho bà con để việc chăn nuôi đạt hiệu quả kinh cao.

Anh Ngàn nói: "Các thế hệ cha ông đi trước, tiêu biểu là Anh hùng dân tộc Trương Định đã khai hoang và bảo vệ vùng đất vốn được biết đến là rừng thiêng nước độc này. Vậy thì, thế hệ con cháu ngày hôm nay luôn khắc ghi công lao to lớn đó mà ra sức phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp".

Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi, các con thành đạt là thành quả của bao năm miệt mài lao động sáng tạo của gia đình anh Đỗ Văn Ngàn. Nhiều năm liền, anh nhận được giấy khen, bằng khen các cấp Hội nông dân trao tặng và giữ vững danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp xã, cấp huyện.


Có thể bạn quan tâm

Tam Nông Chăn Nuôi Theo Hướng Tăng Giá Trị, Hiệu Quả Tam Nông Chăn Nuôi Theo Hướng Tăng Giá Trị, Hiệu Quả

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.

17/08/2013
Giúp Người Chăn Nuôi Giảm Bớt Khó Khăn Giúp Người Chăn Nuôi Giảm Bớt Khó Khăn

Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.

17/08/2013
Gạo Ngọc Trân Điện Bàn Bán Ra Thị Trường Gạo Ngọc Trân Điện Bàn Bán Ra Thị Trường

Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.

17/08/2013
Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Lúa Hè Thu Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Lúa Hè Thu

Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.

17/08/2013
Thả Nuôi Trên 2.000ha Cá Ruộng Thay Lúa Vụ 3 Thả Nuôi Trên 2.000ha Cá Ruộng Thay Lúa Vụ 3

Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.

19/08/2013