Nuôi Thí Điểm Thành Công Hươu Lấy Nhung Ở Ba Lòng (Quảng Trị)
Bằng nguồn vốn hỗ trợ vay từ Hội Nông dân xã, đến nay một số mô hình nuôi hươu lấy nhung thí điểm được thực hiện tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Không chỉ có thế mạnh về các mô hình kinh tế như trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm mà hiện nay, nhiều mô hình kinh tế đặc biệt như nuôi cá nước ngọt, nuôi ong lấy mật và gần đây là mô hình thí điểm nuôi hươu lấy nhung của nông dân Ba Lòng thành công đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân.
Bằng nguồn vốn vay hỗ trợ từ Hội Nông dân xã, năm 2009, anh Nguyễn Văn Tý ở thôn Tân Trà, xã Ba Lòng đã tình nguyện đi đầu trong việc thí điểm nuôi hươu lấy nhung của xã. Với số vốn khởi đầu 12 triệu đồng anh mua một con hươu về chăn nuôi theo đúng kỹ thuật hướng dẫn, chỉ sau một năm con hươu của anh đã cho thu hoạch với 2 lần lấy nhung, số tiền thu được trên 20 triệu đồng. Có tiền trả đủ vốn vay, anh tiếp tục mua thêm 2 con.
Đến nay sau gần 4 năm với nghề nuôi hươu anh đã có được cuộc sống kinh tế khá. Từ thành công đó, đến nay trên địa bàn xã Ba Lòng đã nhân rộng được thêm 2 mô hình nuôi hươu lấy nhung.
Ông Phan Minh Lộc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Lòng cho biết: “Mô hình nuôi hươu lấy nhung không khó như nuôi trâu, bò, không cần chăn thả ngoài đồng, nguồn thức ăn lại rất đơn giản, dễ kiếm như rau khoai, cỏ voi và những loại rau cỏ khác... Chính cách nuôi đơn giản đó đã tạo nguồn thu nhập khá cao và dễ áp dụng cho người nuôi ở miền núi. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình này để góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng cho người dân”.
Có thể bạn quan tâm
Không làm rau giá bằng đậu xanh, bà Nguyễn Thị Thành ở xã An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm rau giá bằng đậu ngự. Những cọng giá đậu ngự gieo nổi trên cát “phổng phao” gấp nhiều lần so với cọng giá làm theo cách thông thường khiến du khách đặc biệt ấn tượng khi được thưởng thức. Không những thế, loại rau này còn là thực phẩm thiết yếu vào mỗi mùa mưa bão, khi rau xanh đất liền không thể theo tàu ra đảo.
Nhằm tăng sản lượng trên cùng đơn vị diện tích, việc sản xuất thâm canh đã được nông dân áp dụng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến thực trạng có người lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong khi nhu cầu thị trường hiện nay là sử dụng sản phẩm sạch.
Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.
Theo ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy (Hậu Giang), hiện diện tích dưa hấu tại huyện đã giảm đáng kể do đầu ra và giá cả bấp bênh. Cụ thể, giá dưa hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Giá quá thấp dẫn tới thua lỗ, nên nhiều hộ tự mang sản phẩm chất đống trước nhà để bán, nhưng cũng chỉ được 2.500-3.500 đồng/kg, trong khi giá dưa bán tại các chợ đầu mối từ 5.000-6.000 đồng/kg.
Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.