Làm giàu trên đất dự án bỏ hoang

Trong một cuộc họp của Hội ND quận Liên Chiểu, anh Nguyễn Văn Thi - ND phường Hiệp Hòa Bắc đã kiến nghị địa phương tạo điều kiện cho anh được sử dụng đất bỏ hoang để mở rộng vườn ươm cây bóng mát. Không đắn đo, ông Nguyễn Thanh Bê– Chủ tịch Hội ND quận Liên Chiểu, trả lời ngay: “Anh cứ kiếm chỗ nào phù hợp, còn việc mượn đất để Hội lo”.
“Bắt mạch” thị trường
Anh Thi có nghề ươm cây từ khi phong trào trồng rừng theo dự án 327 rộ lên ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, cái vườn ươm lúc đó không nuôi nổi gia đình, anh phải bươn chải nhiều nghề để sống. Cách đây gần 10 năm, Đà Nẵng bùng nổ các dự án, quy hoạch đô thị lan mạnh về nông thôn. “Lúc này các công trình, công viên, trụ sở mở ra rất nhiều, nhu cầu cây xanh, cây cảnh bùng phát. Tôi biết thời cơ đã đến nên quay về phục dựng lại 4 vườn ươm” – anh Thi kể. Có tay nghề giỏi, anh Thi ươm cây làm không kịp để bán.
Nhu cầu cây xanh, cây cảnh ở Đà Nẵng vẫn liên tục tăng cao. 4 vườn ươm của anh Thi trở nên nhỏ bé. Đây là lý do năm 2014, anh đề nghị các cấp chính quyền cho mượn đất tại các dự án bỏ hoang để ươm cây. “Phát biểu vậy thôi, chứ tôi chưa tin là sẽ được. Đất đai dự án bỏ hoang vậy thôi chứ đụng vô là khó lắm” – anh Thi nói. Vì vậy, anh rất bất ngờ trước câu trả lời chắc nịch của Chủ tịch Hội ND quận Liên Chiểu: Anh cứ tìm chỗ nào phù hợp đi, còn lại Hội lo.
Tìm đất cho nông dân
Anh Thi tìm được 2ha đất ở khu Đồng Khế, phường Hòa Hiệp Bắc. Hội ND quận đã điện thoại hỏi thăm, tham khảo quy hoạch và biết đất này một phần thuộc dự án, một phần người dân đang sản xuất nhưng bỏ hoang do thiếu nước. Hội đã báo cáo Quận uỷ Liên Chiểu, và đặt vấn đề với phường Hòa Hiệp Bắc, thỏa thuận với doanh nghiệp, các hộ dân tạo điều kiện cho anh Thi mượn đất bỏ hoang đó để sản xuất.
Anh Thi rất mừng khi có được 2ha đất ưng ý. Anh đầu tư ngay 150 triệu đồng cải tạo đất, lắp đặt hệ thống tưới béc phun, ươm hàng ngàn cây bóng mát, cây hoa viên. Anh ra Viện Nghiên cứu rau quả (Hà Nội) mua 800 gốc chuối tiêu hồng về trồng. Để thu hồi vốn nhanh, anh trồng một vụ dưa hấu bán tết. “Tết 2015, tôi bán được vụ cây hoa viên đầu tiên tại khu vườn mới. Đặc biệt, nhờ vụ dưa hấu trúng lớn, giúp tôi thu hồi nhanh vốn đầu tư. Thành công bước đầu này của tôi có công rất lớn của Hội ND quận Liên Chiểu. Các anh ấy giúp đỡ nhiệt tình, đến nơi đến chốn một cách vô tư”– anh Thi thổ lộ.
Mới đây, Phó Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu Phạm Tấn Sử đã đến thăm khu vườn của anh Thi và đánh giá cao hiệu quả kinh tế-xã hội của mô hình. “Mô hình của anh Thi đã giúp lãnh đạo huyện có niềm tin chắc chắn hơn đối với giải pháp do Hội ND quận đề xuất là tận dụng đất hoang, đất dự án chưa sử dụng để cho ND mượn sản xuất”- ông Trần Thanh Bê nói.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày đầu tháng Giêng, đi dọc biển thuộc địa phận các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi được chứng kiến cảnh làng tôm giống vào mùa. Ống khói lò đun nước thi nhau nhả khói, Tiếng máy bơm, tiếng quạt thông gió… tạo nên một không khí khẩn trương của làng nghề trong những ngày đầu năm mới.

Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.

Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.

“Mức độ thông luồng ổn định, giải quyết ách tắc tàu thuyền ra vào, ngư dân đánh bắt cá dễ dàng. Sau khi thông luồng, nhiều tàu vươn khơi đánh bắt và nhiều nhà đã kiếm được bạc tỷ. Lòng ai cũng vui!" - cụ Nguyễn Minh Anh, 69 tuổi, thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An cho biết.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống vùng đồng bằng sông Cửu Long.