Ăn sang súp lơ xanh baby đặt gạch cả tuần mới đến lượt

Là khách hàng trung thành của loại súp lơ xanh baby, chị Hồ Thị Hương Lan ở Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội), cho biết, đây không phải là súp lơ non.
Loại súp lơ này còn ngon gấp cả chục lần súp lơ thường.
“Nhà tôi thường mua ăn hàng tuần, có thể chế biến thành nhiều món như luộc, xào với các thịt bò, lợn, nấu súp,...
thậm chí, có thể ép nước uống.
Tuy nhiên, loại lơ xanh baby này không dễ mua chút nào vì thuộc hàng hiếm.
Tôi thường phải đặt trước mới có thể mua được”, chị nói Lan nói.
Theo chị Trần Thị Linh, chủ một cửa hàng rau sạch ở Ba Đình (Hà Nội), súp lơ xanh baby hay còn gọi là bông cải xanh baby (baby broccoli hay broccolini), loại rau xanh nhìn giống cây súp lơ xanh nhưng bông nhỏ hơn và cọng dài, ốm hơn, song, thường bị hiểu nhầm là súp lơ non.
Tuy nhiên, đây là giống lai tự nhiên giữa súp lơ và cải rổ.
Súp lơ baby lần đầu được trồng vào năm 1993 bởi công ty Sakata của Nhật, còn được gọi là aspabroc do vị ngọt và hình dáng khá giống với măng tây mặc dù không liên quan gì đến loại rau này.
Tại Việt Nam, loại lơ baby này cũng chỉ mới được du nhập vào thời điểm cuối năm 2014, song, loại rau này lại được người tiêu dùng khá chuộng bởi ăn mềm, có vị ngọt, có thể ăn được nguyên cả bông và thân, đặc biệt, loại rau này còn rất giàu vitamin C, vitamin A, canxi, folat và sắt.
“Cửa hàng bán loại súp lơ xanh baby được khoảng gần một năm nay rồi nhưng số lượng nhập về mỗi lần rất ít.
Lần nào nhiều thì được khoảng 10 kg, không thì chỉ được 4-5 kg.
Khách mua toàn đặt hàng cân, thậm chí có người mua đến 2-3kg”, chị Linh nói.
Mặc dù loại rau này đắt gấp rưỡi thịt nhưng cả tuần nay, cửa hàng phải thông báo tạm hết hàng vì lượng khách đặt vượt xa lượng súp lơ mỗi lần nhập về mỗi lần.
Thừa nhận chuyện trên, ông Võ Tiến Huy, Chủ một HTX ở Đức Trọng, Lâm Đồng, cho biết, súp lơ baby là mặt hàng khá mới lạ.
Hiện Hợp tác xã của ông đang kết hợp với nông dân ở Lâm Đồng để đẩy mạnh sản lượng cung ứng ra thị trường.
Đến nay, hợp tác xã mới cung cấp được súp lơ baby cho hai hệ thống siêu thị đã ký hợp đồng từ trước, đặc biệt, chỉ nhận đặt hàng theo đơn chứ không bán ra thị trường.
Theo một hộ dân trồng lơ xanh baby ở huyện Đức Trọng, lơ xanh baby theo phương pháp trồng rau sạch.
Tức, phải trồng trong nhà kính có lưới vây quanh, không dùng phân bón hóa học mà phải bón phân hữu cơ, nếu cây bị sâu bệnh thì chỉ được dùng chế phẩm sinh học để bảo vệ.
Có thể nói, đây không những là rau sạch mà là rau 'siêu' sạch.
Hộ nông dân này cũng chia sẻ, trồng lơ xanh baby hiệu quả hơn nhiều loại cây trồng khác, chỉ hai tháng rưỡi là cho thu hoạch.
Hai ngày, súp lơ cho cắt một lần và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 5-6 tháng.
Nhờ đó, mỗi tháng họ lãi khoảng 50 triệu đồng.
Related news

Trước thông tin Thủ tướng đã đồng ý việc đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp đang chịu thuế giá trị gia trăng (VAT) từ 5% xuống đối tượng không chịu thuế, người chăn nuôi nhiều nơi rất vui vì chắc chắn giá TACN sẽ giảm. Tuy nhiên, sau đó họ cũng phải đối mặt với không ít nỗi lo...

Đó là nội dung chủ đạo được đặt ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò và tác động của truyền thông trong tiến trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng nay (26/9) tại Hà Nội.

Phòng NN & PTNT huyện Điện Biên vừa phối hợp với UBND xã Thanh Hưng, Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương Điện Biên và Viện Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ sản xuất giống lúa Hương Việt 3 tại xã Thanh Hưng.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm tại chỗ, đáp ứng nhu cầu các hộ chăn nuôi ở địa phương, tháng 5/2014, từ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất gà giống thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc”.

Chuyển biến tích cực đó là nhờ chú trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ. Người dân Mường Pồn đều ý thức được việc giữ rừng để hưởng lợi từ rừng.