An Giang Khôi Phục Giống Iều Ở Xứ Cồn
Iều từng là giống trái cây được trồng phổ biến ở cồn Phước, ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An (Chợ Mới - An Giang). Do ảnh hưởng nước lũ hàng năm, người dân đã bỏ iều chuyển dần sang các loại hoa màu ngắn ngày để tiện canh tác. Một thời gian dài bị bỏ quên, iều chỉ còn trong ký ức của số ít người già, bởi ngày ấy người ta chưa xem iều như loại cây trồng để làm kinh tế. Đặc điểm này đã được nông dân Trần Thanh Bình (sinh năm 1970, ấp Mỹ Lợi) chú ý đến khi quyết định khôi phục giống iều.
Theo ông Bình, cây iều trước đây là loại rất phổ biến ở địa phương theo kiểu ăn chơi. Do nước lũ, người dân đã chặt bỏ để trồng bắp, cà, sả… nên từ rất lâu không còn nghe ai nhắc đến và cây iều gần như “tiệt chủng”. Trong một lần đi học tập kinh nghiệm làm ăn ở các tỉnh miền Đông, gặp cây iều có cái tên là lạ, ông đã xin giống đem về trồng.
Quanh năm làm nghề mua bán nông sản, nhưng ông Bình không nghĩ rằng iều được ưa chuộng đến vậy. Trồng ra bao nhiêu cũng có người mua hết, càng không tin nổi iều từng là trái cây rất phổ biến ngay tại nơi mình sống. Từ loại trái cho thu nhập phụ, ông quyết định khôi phục và tin tưởng iều sẽ trở thành kinh tế chính trong nay mai, không chỉ đối với ông mà cả địa phương này.
Ưu điểm của iều là dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc. Cây iều không có gai, mỗi năm bón phân chuồng một lần là đủ để cây mọc xanh tốt, vươn cành và trổ trái quanh năm, không theo mùa như những trái cây khác. Iều 1 năm tuổi bắt đầu ra trái, khai thác liên tục trong 5 - 6 năm. Tuy được nhiều người hỏi mua nhưng hiện tại vẫn là loại trái hiếm nên ông Bình khá cẩn trọng, ông chỉ gầy giống bán lai rai, chứ không ép cây để ham bán được nhiều.
“Mới trồng được 2 cây đầu tiên mà trái sai dữ lắm, mỗi cây cho năng suất hơn 200 trái/năm. Nhiều người tò mò mua ăn thử rồi khen, bán lai rai vậy mà không đủ. Có người còn dò hỏi tới tận nơi để tìm hiểu, chiết nhánh về trồng. Thấy hay hay, tôi nghĩ tới chuyện làm kinh tế bằng cây iều xem sao” - ông Bình kể.
Lựa những nhánh khỏe, ông chiết dần để bán giá 200.000 đồng, trong khi cây vẫn đảm bảo ra trái đều, thu hoạch để bán thường xuyên. Một trái iều có thể đạt trọng lượng đến 2 - 3 kg, mỗi ký 25.000 đồng. Với giá này, ông Bình nghĩ nếu trồng trên diện rộng, có lượng trái và giống nhiều hơn để cung ứng cho thị trường thì hiệu quả kinh tế thật không nhỏ. Trước mắt, ông chia giống cho người cháu trồng 30 gốc trên đất vườn tạp được cải tạo. Ngay sau nhà mình, ông để dành đất trồng 4 công iều đợi mùa thu hoạch.
Tại đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tỉnh An Giang lần XVI-2014, mô hình trồng iều và sản phẩm trưng bày của nông dân Trần Thanh Bình được nhiều người chú ý, vừa tò mò, vừa thích thú. “Tôi muốn quảng bá dần hình ảnh và tên gọi của trái iều cho mọi người làm quen, từng bước khôi phục và phát triển loại trái này thành một trong những mô hình tiêu biểu trong tương lai gần” - ông Bình nhấn mạnh.
Nhìn bề ngoài, trái iều tương tự như bưởi, nhưng nhận biết cũng không khó lắm. Trái iều nhìn hơi vuông cạnh, không tóp nhọn ở gần cuống như bưởi. Kích thước trái iều rất to nhưng vỏ mỏng, ăn không có vị the như bưởi, không có hạt, đặc biệt là mùi thơm và vị ngọt hơn rất nhiều, dưỡng trái càng già ăn càng ngon.
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu thống kê từ ITC, năm 2014, Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu cà phê, chiếm 19,09% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của thế giới.
Thời gian qua, giá tiêu hạt trên thị trường lên cao, trong khi giá các loại cây trồng khác như cà phê, chuối… giảm thấp, người nông dân tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đua nhau mở rộng diện tích loại cây trồng này khiến cho giá tiêu giống ở đây tăng cao bất thường.
Vừa mới xảy ra mưa lớn, hàng loạt các loại rau củ quả tại các chợ trên địa bàn Hà Nội đã ngay lập tức tăng giá mạnh, có loại giá đã tăng gần gấp đôi so với trước đó.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thông tin Việt Nam trúng thầu gạo của Philippines sẽ mang lại nhiều khởi sắc cho thị trường tiêu thụ lúa gạo đến cuối năm.
Lâu nay, nhiều người lầm tưởng thuế chống bán phá giá là rào cản chính ngăn cản con đường tôm Việt tiến tới thị trường Mỹ. Thực tế không phải vậy.