Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang Khôi Phục Giống Iều Ở Xứ Cồn

An Giang Khôi Phục Giống Iều Ở Xứ Cồn
Publish date: Friday. November 7th, 2014

Iều từng là giống trái cây được trồng phổ biến ở cồn Phước, ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An (Chợ Mới - An Giang). Do ảnh hưởng nước lũ hàng năm, người dân đã bỏ iều chuyển dần sang các loại hoa màu ngắn ngày để tiện canh tác. Một thời gian dài bị bỏ quên, iều chỉ còn trong ký ức của số ít người già, bởi ngày ấy người ta chưa xem iều như loại cây trồng để làm kinh tế. Đặc điểm này đã được nông dân Trần Thanh Bình (sinh năm 1970, ấp Mỹ Lợi) chú ý đến khi quyết định khôi phục giống iều.

Theo ông Bình, cây iều trước đây là loại rất phổ biến ở địa phương theo kiểu ăn chơi. Do nước lũ, người dân đã chặt bỏ để trồng bắp, cà, sả… nên từ rất lâu không còn nghe ai nhắc đến và cây iều gần như “tiệt chủng”. Trong một lần đi học tập kinh nghiệm làm ăn ở các tỉnh miền Đông, gặp cây iều có cái tên là lạ, ông đã xin giống đem về trồng.

Quanh năm làm nghề mua bán nông sản, nhưng ông Bình không nghĩ rằng iều được ưa chuộng đến vậy. Trồng ra bao nhiêu cũng có người mua hết, càng không tin nổi iều từng là trái cây rất phổ biến ngay tại nơi mình sống. Từ loại trái cho thu nhập phụ, ông quyết định khôi phục và tin tưởng iều sẽ trở thành kinh tế chính trong nay mai, không chỉ đối với ông mà cả địa phương này.

Ưu điểm của iều là dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc. Cây iều không có gai, mỗi năm bón phân chuồng một lần là đủ để cây mọc xanh tốt, vươn cành và trổ trái quanh năm, không theo mùa như những trái cây khác. Iều 1 năm tuổi bắt đầu ra trái, khai thác liên tục trong 5 - 6 năm. Tuy được nhiều người hỏi mua nhưng hiện tại vẫn là loại trái hiếm nên ông Bình khá cẩn trọng, ông chỉ gầy giống bán lai rai, chứ không ép cây để ham bán được nhiều.

“Mới trồng được 2 cây đầu tiên mà trái sai dữ lắm, mỗi cây cho năng suất hơn 200 trái/năm. Nhiều người tò mò mua ăn thử rồi khen, bán lai rai vậy mà không đủ. Có người còn dò hỏi tới tận nơi để tìm hiểu, chiết nhánh về trồng. Thấy hay hay, tôi nghĩ tới chuyện làm kinh tế bằng cây iều xem sao” - ông Bình kể.

Lựa những nhánh khỏe, ông chiết dần để bán giá 200.000 đồng, trong khi cây vẫn đảm bảo ra trái đều, thu hoạch để bán thường xuyên. Một trái iều có thể đạt trọng lượng đến 2 - 3 kg, mỗi ký 25.000 đồng. Với giá này, ông Bình nghĩ nếu trồng trên diện rộng, có lượng trái và giống nhiều hơn để cung ứng cho thị trường thì hiệu quả kinh tế thật không nhỏ. Trước mắt, ông chia giống cho người cháu trồng 30 gốc trên đất vườn tạp được cải tạo. Ngay sau nhà mình, ông để dành đất trồng 4 công iều đợi mùa thu hoạch.

Tại đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tỉnh An Giang lần XVI-2014, mô hình trồng iều và sản phẩm trưng bày của nông dân Trần Thanh Bình được nhiều người chú ý, vừa tò mò, vừa thích thú. “Tôi muốn quảng bá dần hình ảnh và tên gọi của trái iều cho mọi người làm quen, từng bước khôi phục và phát triển loại trái này thành một trong những mô hình tiêu biểu trong tương lai gần” - ông Bình nhấn mạnh.

Nhìn bề ngoài, trái iều tương tự như bưởi, nhưng nhận biết cũng không khó lắm. Trái iều nhìn hơi vuông cạnh, không tóp nhọn ở gần cuống như bưởi. Kích thước trái iều rất to nhưng vỏ mỏng, ăn không có vị the như bưởi, không có hạt, đặc biệt là mùi thơm và vị ngọt hơn rất nhiều, dưỡng trái càng già ăn càng ngon.


Related news

Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp

Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua bằng con giống tự nhiên phát triền Tại Cần Giờ (TP.HCM) chủ yếu được nuôi theo truyền thống với hình thức nuôi quãng canh cải tiến bằng con giống tự nhiên được thả nuôi với mật độ 3 - 5 con/m2, tỷ lệ sống thấp và sử dụng thức ăn cá tạp suốt quá trình nuôi.

Thursday. August 20th, 2015
Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 14-8 vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Công ty CP đánh giá chứng nhận Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 3ha với sản lượng dự kiến khoảng 48 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có giá trị đến tháng 7-2017.

Thursday. August 20th, 2015
Tạo sức bật cho kinh tế biển Tạo sức bật cho kinh tế biển

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.

Thursday. August 20th, 2015
Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi

Mùa nước nổi năm nay tuy mực nước lên chậm và không cao như các năm trước, nhưng nguồn lợi thủy sản khá phong phú khiến cho những người làm nghề lưới cá cảm thấy phấn khởi.

Thursday. August 20th, 2015
Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Chiều 17/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển chăn nuôi.

Thursday. August 20th, 2015