An Giang Đạt 4 Triệu Tấn Lúa
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Đạt được kết quả như trên, nhờ tỉnh đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp sản xuất, triển khai nhanh các chương trình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng như xuống giống đồng loạt tập trung và né rầy với diện tích 279.574 ha/618.765ha diện tích xuống giống đạt tỷ lệ 45,18% kết quả đã kiểm soát được rầy nâu không có điều kiện phát sinh gây hại; 3 giảm 3 tăng đạt 93,8% so với diện tích xuống giống; 1P5G đạt 38,5% diện tích ứng dụng.
Song song đó, Chương trình công nghệ sinh thái “trồng hoa trên bờ ruộng”ngày càng được nhân rộng và đưa vào chương trình thi đua với mục tiêu và định hướng phòng trừ dịch hại theo hướng sinh học tự nhiên và bền vững nhằm từng bước được áp dụng trong quy trình canh tác “Một phải, Năm giảm” và được xem là kỹ thuật áp dụng theo hướng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa góp phần tạo ra sản phẩm lúa gạo hàng hoá có chất lượng, bảo vệ môi trường sinh thái....Về cơ cấu giống lúa tiếp tục được chuyển đổi theo hướng tích cực, các giống lúa năng suất chất lượng cao được sử dụng ngày càng nhiều.
Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết thêm, năm 2015 Ngành nông nghiệp đề ra mục tiêu giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 2,4%; Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 01 ha đất đạt 129 triệu đồng/ha; Thu nhập bình quân đầu người dân nông thôn đạt 28,5 triệu đồng/người...
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng sản lượng lúa trong thời gian tới, An Giang tiếp tục đẩy mạnh chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của từng ngành hàng, xác định rõ từng cây trồng chủ lực và gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; quyết liệt chỉ đạo thực hiện xuống giống theo đúng lịch thời vụ là cơ sở cắt đứt sự lan truyền dịch hại, ổn định sản xuất và cơ giới hóa được thuận lợi; đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng trồng tập trung theo giống chủ lực gắn với hợp đồng tiêu thụ ổn định.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống theo hướng tập trung xây dựng bộ giống chủ lực có chất lượng cao. Chủ yếu phục tráng và ổn định chất lượng giống mà thị trường cần, không chạy theo hướng đa dạng nhiều giống. Đồng thời, áp dụng đồng bộ các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật như 3G3T, 1P5G, công nghệ sinh thái, nấm xanh, trang phẵng mặt ruộng bằng lazer, phân sinh học… quy mô cộng đồng để giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân theo hướng bền vững.
Xây dựng các tổ, đội, hợp tác xã cung ứng dịch vụ nông nghiệp để từng bước hỗ trợ nông dân ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cung ứng đầu vào đúng chất lượng, giá cả và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ổn định cho nông dân sản xuất; phát triển mối liên kết sản xuất - cung ứng – tiêu thụ đạt ổn định, gắn với phát triển cánh đồng lớn ở những vùng chuyên canh.
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiếp thu và hoàn thiện các công nghệ, quy trình canh tác tiên tiến theo hướng an toàn, hữu cơ và GAP; tăng cường trình diễn các mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng thành mô hình kiểu mẫu để nông dân tận mắt thấy và làm theo.
Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng vùng nguyên liệu, từng bước xây dựng và phát triển sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao theo tiêu chuẩn (GAP, hữu cơ)...
Có thể bạn quan tâm
Năng suất bình quân đạt hơn 7,38 tấn/ha, nếp tươi được thương lái mua tại ruộng dao động từ 4.900 - 5.000 đồng/kg. Với năng suất đạt và giá nếp cao như hiện nay, bà con nông dân rất phấn khởi, vì lợi nhuận đem lại từ cây nếp trong vụ này cao hơn vụ trước gần 7 triệu đồng/ha.
Thực hiện chỉ đạo của thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống khoai mì mới, khuyến cáo đưa các giống khoai mì năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán vào trồng đại trà ở Tây Nguyên, gồm: KM 140, KM 98-5, KM 98-7, KM 419, SM 939-26.
Sáng 8-5, gia đình anh Vũ Đại Vương (ngụ tại ấp 3, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Mỹ tiến hành điều tra, truy tìm hung thủ đã chặt phá toàn bộ khu vườn điều của gia đình mình.
Nối tiếp thành công của năm 2014, ngành hồ tiêu 4 tháng đầu năm tiếp tục lập kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu dù sản lượng sụt giảm Tuy nhiên, ngay giữa thời cực thịnh, nhiều vấn đề cấp bách của cây hồ tiêu đã được đặt ra để ngày vui không chớm tàn và hạt tiêu Việt Nam không lâm vào cảnh được mùa rớt giá như hàng loạt loại nông sản khác.
Nhà vườn trồng cam sành ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang cho biết: Giá cam sành tăng mạnh và đang đứng mức giá khá kỷ lục so với tháng trước.