Ấn Độ Vẫn Còn Giữ Vị Trí Tốt Tại Mỹ, Bất Chấp Việc Vẫn Phải Đóng Thuế
Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác.
Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết.
Vào ngày 29/5, Bộ Thương Mại Mỹ đã công bố mức thuế đối kháng sơ bộ, trong đó mức thuế dành cho toàn Ấn Độ là 5,91%.
Devi Fisheries and Devi Seafoods được đưa ra mức 6,10% và 5,72% tương ứng.
"Mức thuế bổ sung này chắc chắn sẽ tạo thêm một gánh nặng [và] không tốt cho ngành công nghiệp tôm Ấn Độ, một ngành phát triển nhanh chóng nhờ việc áp dụng nuôi tôm thẻ chân trắng", ông Sree Atluri, một trong các nhà điều hành của Devi Seafoods cho biết.
Ấn Độ hiện nay "chắc chắn đang bị đặt vào thế bất lợi về giá cả, khi bán tôm cho người Mỹ", ông trao đổi với Undercurrent News.
Tuy nhiên, Ấn Độ "cũng có lợi thế khi có được lượng sản xuất tốt và sẵn sàng cung cấp cho thị trường trong khi các nước sản xuất tôm khác gặp vấn đề trong việc cung cấp", ông Atluri nói.
EMS, dịch bệnh đang hoành hành ở Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia, và vấn đề nguồn cung cấp là hai vấn đề quan trọng nhất đối với ngành tôm, ông Atluri và các nhà đốc điều hành khác cho biết khi được hỏi ý kiến bởi Undercurrent News.
Khi được hỏi liệu EMS và nguồn cung cấp có phải là một vấn đề lớn so với các mức thuế, một trong những nhà cung cấp khẳng định một cách đơn giản: "Chính xác là như vậy"
Việt Nam với mức thuế 6,07% cũng sẽ là một thách thức khi họ đang đối mặt với những hạn chế về nguyên liệu tương tự như Thái Lan, một nhà cung cấp Thái Lan cho biết dựa trên sự đề cập đến tác động của EMS lên ngành công nghiệp này. "Tôi đoán họ sẽ tập trung nhiều hơn cho việc xuất khẩu sang châu Âu", ông trao đổi với Undercurrent News.
Đối với Thái Lan, một quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi EMS, ngoài việc Marine Gold Products được miễn thuế và các nhà xuất khẩu khác sẽ phải chịu thuế 2,09%, mức thuế này có thể được điều chỉnh giảm thêm.
Mức thuế 2,09% đối với Thái Lan, ngoại trừ Marine Gold Products, ở mức tối thiểu đồng nghĩa với thách thức nhiều hơn nữa dành cho Thái Lan khi xem xét tình hình nguyên liệu hiện nay", ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành của Siam Canadian Foods, một nhà cung cấp hải sản đông lạnh của Thái Lan tại Bangkok cho biết khi được hỏi về mặt tác động.
"Cùng với sự cải thiện về mặt vận chuyển trong tương lai, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, mức thuế tối thiểu cũng là một cơ hội tốt, sau khi đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng Tám.
Nhập khẩu từ Ấn Độ
Từ tháng 1 cho tới tháng 3, Mỹ nhập khẩu 17.443 tấn tôm từ Ấn Độ, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đưa Ấn Độ lên vị trí thứ ba, đứng trước Indonesia, với 17.442 tấn, sau Thái Lan và Ecuador, với 23.806 tấn và 17.615 tấn tương ứng.
"Lượng xuất khẩu từ Ấn Độ sang Mỹ có thể sẽ suy giảm nhẹ, nhưng xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái dự kiến sẽ vẫn tiếp tục," ông Atluri khẳng định
Có thể bạn quan tâm
Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…
Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.
Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.
Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.
Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.