Ấn Độ Vẫn Còn Giữ Vị Trí Tốt Tại Mỹ, Bất Chấp Việc Vẫn Phải Đóng Thuế

Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác.
Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết.
Vào ngày 29/5, Bộ Thương Mại Mỹ đã công bố mức thuế đối kháng sơ bộ, trong đó mức thuế dành cho toàn Ấn Độ là 5,91%.
Devi Fisheries and Devi Seafoods được đưa ra mức 6,10% và 5,72% tương ứng.
"Mức thuế bổ sung này chắc chắn sẽ tạo thêm một gánh nặng [và] không tốt cho ngành công nghiệp tôm Ấn Độ, một ngành phát triển nhanh chóng nhờ việc áp dụng nuôi tôm thẻ chân trắng", ông Sree Atluri, một trong các nhà điều hành của Devi Seafoods cho biết.
Ấn Độ hiện nay "chắc chắn đang bị đặt vào thế bất lợi về giá cả, khi bán tôm cho người Mỹ", ông trao đổi với Undercurrent News.
Tuy nhiên, Ấn Độ "cũng có lợi thế khi có được lượng sản xuất tốt và sẵn sàng cung cấp cho thị trường trong khi các nước sản xuất tôm khác gặp vấn đề trong việc cung cấp", ông Atluri nói.
EMS, dịch bệnh đang hoành hành ở Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia, và vấn đề nguồn cung cấp là hai vấn đề quan trọng nhất đối với ngành tôm, ông Atluri và các nhà đốc điều hành khác cho biết khi được hỏi ý kiến bởi Undercurrent News.
Khi được hỏi liệu EMS và nguồn cung cấp có phải là một vấn đề lớn so với các mức thuế, một trong những nhà cung cấp khẳng định một cách đơn giản: "Chính xác là như vậy"
Việt Nam với mức thuế 6,07% cũng sẽ là một thách thức khi họ đang đối mặt với những hạn chế về nguyên liệu tương tự như Thái Lan, một nhà cung cấp Thái Lan cho biết dựa trên sự đề cập đến tác động của EMS lên ngành công nghiệp này. "Tôi đoán họ sẽ tập trung nhiều hơn cho việc xuất khẩu sang châu Âu", ông trao đổi với Undercurrent News.
Đối với Thái Lan, một quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi EMS, ngoài việc Marine Gold Products được miễn thuế và các nhà xuất khẩu khác sẽ phải chịu thuế 2,09%, mức thuế này có thể được điều chỉnh giảm thêm.
Mức thuế 2,09% đối với Thái Lan, ngoại trừ Marine Gold Products, ở mức tối thiểu đồng nghĩa với thách thức nhiều hơn nữa dành cho Thái Lan khi xem xét tình hình nguyên liệu hiện nay", ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành của Siam Canadian Foods, một nhà cung cấp hải sản đông lạnh của Thái Lan tại Bangkok cho biết khi được hỏi về mặt tác động.
"Cùng với sự cải thiện về mặt vận chuyển trong tương lai, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, mức thuế tối thiểu cũng là một cơ hội tốt, sau khi đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng Tám.
Nhập khẩu từ Ấn Độ
Từ tháng 1 cho tới tháng 3, Mỹ nhập khẩu 17.443 tấn tôm từ Ấn Độ, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đưa Ấn Độ lên vị trí thứ ba, đứng trước Indonesia, với 17.442 tấn, sau Thái Lan và Ecuador, với 23.806 tấn và 17.615 tấn tương ứng.
"Lượng xuất khẩu từ Ấn Độ sang Mỹ có thể sẽ suy giảm nhẹ, nhưng xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái dự kiến sẽ vẫn tiếp tục," ông Atluri khẳng định
Related news

Trung tuần tháng 7, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức cho câu lạc bộ trồng tiêu và các hộ dân đến tham quan mô hình trồng tiêu “3 không” (không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết) cho năng suất 8 - 10 tấn/ha của hộ anh Nguyễn Văn Ánh ở khu phố Phú Lạc, phường Phú Đức (TX. Bình Long).

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh Cà Mau không ngừng tăng lên.

Nhiều ngày qua, nông dân xã Khánh An (huyện An Phú - An Giang) đứng ngồi không yên do rẫy bắp trồng các loại giống của Công ty Monsanto(Hoa Kỳ) cho năng xuất rất thấp, với diện tích trên 214 héc-ta, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Theo kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013, đến hết ngày 31/7 là hạn chót nhưng lượng thu mua mới được khoảng 80 - 85%. Đây là lần đầu tiên chỉ tiêu thu mua đã không thực hiện như kế hoạch đề ra. Do đó, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu 2013 đến ngày 15/8 với mong muốn ổn định giá gạo vào thời điểm thu hoạch rộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Với 8.000 m2 đất vườn trồng vú sữa và bưởi, có lúc phải lao đao vì bệnh thối rễ do nấm bệnh tấn công, nhưng nông dân Võ Văn Bé Năm (Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) không chịu đầu hàng mà quyết tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị. Kết quả vườn cây ăn trái của anh đã được phục hồi và phát triển xanh tốt, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.