Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ. Được phát triển bởi Giáo sư Amir Sagi từ Trường ĐH Ben Gurion ở Negev, Israel, phương pháp mới này cho phép ngư dân nuôi toàn giống tôm đực với sản lượng gấp 3 lần so với tôm cái trong khoảng thời gian là 6 tháng mà không thay đổi gen hay sử dụng bất kì hóa chất hoặc hóc-môn nào.
Ông M. Shaji, phó giám đốc của MPEDA cho biết, trong khi tôm cái chỉ tăng từ 15-25 gram trong 6 tháng thì tôm đực tăng từ 80-130 gram. Ở Andra Pradesh, 1 trạm nuôi duyên hải phía Đông Ấn Độ, MPEDA đang thực hiện những dự án thử nghiệm ở Manikonda, gần Vijayawada, phối hợp với Trung tâm nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi. Kết quả là tràn đầy hứa hẹn. Bây giờ MPEDA đang bắt tay vào công cuộc canh tác thương mại bằng việc sử dụng phương pháp mới tại các ngư trại tư nhân ở Bang Kerala, gần Muthalamada Quận Palakkad.
Với công nghệ mới này, một nông dân có thể thu được 2-3 tấn tôm/ ha mỗi năm. Nếu 2000 héc ta ao nuôi được chuyển đổi sang nuôi tôm đực và nếu mỗi kg tôm giá 8$ thì doanh thu của các ao nuôi có thể đạt là 32,5 triệu đô la. Ông Sagi-tư vấn viên giám sát các dự án ở Andhra Pradesh nói: “Ấn Độ là quốc gia tiên phong ứng dụng công nghệ này và bây giờ là Việt Nam, Trung Quốc, Myanma”
Xem thêm: Israeli Technology to Revolutionise India’s Prawn Farming
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.

Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.

Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.

Là vùng đất khó giữ nước lại gắn với trồng rừng nên nhiều năm qua 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển (Cà Mau) khó hoàn thành chỉ tiêu diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, với cách làm sáng tạo, một số nông dân của 2 huyện này đã xây dựng được những mô hình đặc thù và hiệu quả.