Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt
Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ. Được phát triển bởi Giáo sư Amir Sagi từ Trường ĐH Ben Gurion ở Negev, Israel, phương pháp mới này cho phép ngư dân nuôi toàn giống tôm đực với sản lượng gấp 3 lần so với tôm cái trong khoảng thời gian là 6 tháng mà không thay đổi gen hay sử dụng bất kì hóa chất hoặc hóc-môn nào.
Ông M. Shaji, phó giám đốc của MPEDA cho biết, trong khi tôm cái chỉ tăng từ 15-25 gram trong 6 tháng thì tôm đực tăng từ 80-130 gram. Ở Andra Pradesh, 1 trạm nuôi duyên hải phía Đông Ấn Độ, MPEDA đang thực hiện những dự án thử nghiệm ở Manikonda, gần Vijayawada, phối hợp với Trung tâm nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi. Kết quả là tràn đầy hứa hẹn. Bây giờ MPEDA đang bắt tay vào công cuộc canh tác thương mại bằng việc sử dụng phương pháp mới tại các ngư trại tư nhân ở Bang Kerala, gần Muthalamada Quận Palakkad.
Với công nghệ mới này, một nông dân có thể thu được 2-3 tấn tôm/ ha mỗi năm. Nếu 2000 héc ta ao nuôi được chuyển đổi sang nuôi tôm đực và nếu mỗi kg tôm giá 8$ thì doanh thu của các ao nuôi có thể đạt là 32,5 triệu đô la. Ông Sagi-tư vấn viên giám sát các dự án ở Andhra Pradesh nói: “Ấn Độ là quốc gia tiên phong ứng dụng công nghệ này và bây giờ là Việt Nam, Trung Quốc, Myanma”
Xem thêm: Israeli Technology to Revolutionise India’s Prawn Farming
Related news
Sáng 30/11, UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận nhãn hiệu tập thể "Bưởi tôm vàng huyện Đan Phượng".
Sinh năm 1957 ở Đông Yên, Đông Phong (Yên Phong). Năm 1978, chị Nguyễn Thị Thành theo học trường Trung cấp Thống kê Trung ương. Ra trường, chị được nhận làm kế toán ở Công ty cổ phần Thực phẩm tươi sống Hà Bắc.
Từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.
Năm 2013 đánh dấu thắng lợi của các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với năng suất trung bình lên tới 17 - 18 tấn/ha/vụ, với tổng sản lượng đạt hơn 200 tấn.
Năm 2014, nông dân trồng sầu riêng, chôm chôm ở Long Khánh sẽ bán trực tiếp sản phẩm của mình vào Siêu thị Aeon Nhật Bản với mức giá cao và ổn định.