Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa
Chị Bùi Thị Thêm - Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập cho biết: “Vụ chiêm xuân năm nay, năng suất lúa bình quân của huyện ước đạt 55 tạ/ha. Đối với huyện miền núi sản xuất trong điều kiện còn nhiều khó khăn như Yên Lập thì năng suất lúa như vậy cũng lại là một vụ được mùa.
Một số xã năng suất lúa đạt gần 60 tạ/ha như: Xuân Thủy, Lương Sơn, Mỹ Lương... Có được như vậy là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp và PTNT, Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt những năm gần đây các công trình thủy lợi trên địa bàn đã được quan tâm đầu tư, sửa chữa thuận lợi cho việc tưới tiêu nên diện tích lúa cấy vượt kế hoạch đề ra.
Việc áp dụng tiến bộ KHKT ngày càng được chú trọng, diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao ngày càng mở rộng, đồng thời tăng diện tích gieo thẳng bằng giàn sạ và ứng dụng biện pháp thâm canh lúa cải tiến SRI vào sản xuất. Những TBKT này sẽ tiếp tục được ứng dụng trong vụ mùa”.
Vụ mùa năm nay toàn huyện phấn đấu gieo cấy 3.500ha lúa, trong đó lúa lai 1.750ha, năng suất bình quân 50,5 tạ/ha, sản lượng 17.675 tấn. Để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, huyện tiếp tục chỉ đạo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, đẩy mạnh ứng dụng biện pháp thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo thẳng bằng giàn sạ; hướng dẫn các biện pháp thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại, cung cấp đủ nước tưới cho lúa.
Phòng Nông nghiệp phối hợp với các cơ quan chuyên môn làm tốt công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ thuốc BVTV, thuốc thú y, giống cây trồng để phục vụ sản xuất. Huyện tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao kết hợp đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật để khuyến cáo nông dân mở rộng sản xuất.
Tổ chức mở rộng các hình thức cung ứng vật tư phân bón, thuốc BVTV theo phương thức chậm trả để giúp nông dân giảm bớt khó khăn. Nhiều giống lúa có năng suất, chất lượng cao được lựa chọn, đưa vào sản xuất như: Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, Thiên nguyên ưu 6, HT1, JO2… Trạm Khuyến nông đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật sản xuất vụ mùa cho bà con nông dân; tiếp nhận và cung ứng giống cây trồng đảm bảo chất lượng và chủng loại cho bà con nông dân.
Trạm BVTV thường xuyên dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại cây trồng, tổ chức các lớp tập huấn về sâu bệnh hại lúa và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh; quy trình thâm canh lúa cải tiến… tại các xã, thị trấn. Nhờ được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ thuật bà con nông dân trên địa bàn huyện Yên Lập đã biết làm chủ tiến bộ KHKT để áp dụng vào sản xuất cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Trạm Thủy nông và các HTX làm dịch vụ thủy lợi chủ động tu sửa, nạo vét kênh mương, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp để phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.