Agribank Thanh Hóa Đầu Tư Tín Dụng Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn
Trong nhiều năm qua, Agribank Thanh Hóa luôn xác định nhiệm vụ được giao là: Kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo tồn và phát triển nguồn vốn...
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ năm 2014, Agribank Thanh Hóa đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để đầu tư tín dụng hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ xấu.
Tổ chức triển khai chính sách của Chính phủ về tín dụng phục vụ “tam nông”, nhất là Nghị định 41 của Chính phủ cùng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam; ký hợp đồng dịch vụ với các tổ vay vốn; tập trung và ưu tiên nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn.
Đặc biệt nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, Agribank Thanh Hóa đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, áp dụng đúng quy định; chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau...
Với nhiều giải pháp tích cực, Agribank Thanh Hóa đã đạt được kết quả khả quan trong đầu tư tín dụng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đến hết tháng 7, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 15.063 tỷ đồng, tăng 957 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 6,8%; trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 12.736 tỷ đồng, tăng 1.381 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 12,2%.
Tổng dư nợ đạt 14.776 tỷ đồng, tăng 857 tỷ đồng, tốc độ tăng 6,2%. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 90% tổng dư nợ. Từ nguồn vốn tín dụng đã có hàng trăm nghìn lượt khách hàng là các hộ nông dân, các cá nhân và HTX trên địa bàn tỉnh được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nguồn vốn của ngân hàng được đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực: Cho vay trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả; cho vay chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; cho vay sản xuất, chế biến nông- lâm - thủy sản; cho vay phục vụ tiêu dùng của nhân dân; cho vay phát triển kinh tế biển...
Để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank Thanh Hóa thực hiện việc cho vay không có bảo đảm tài sản đối với hơn 100.000 lượt hộ dân, chiếm hơn 60% số khách hàng vay vốn theo Nghị định 41.
Thời gian tới, Agribank Thanh Hóa tiếp tục tập trung điều hành cơ chế kinh doanh theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Thực hiện niêm yết công khai các mức lãi suất về huy động và cho vay theo quy định của ngân hàng cấp trên.
Tập trung cho vay xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản... Đẩy mạnh công tác huy động vốn; xử lý linh hoạt các mức huy động lãi suất ở từng thời điểm, bảo đảm đúng quy định, phù hợp thị trường.
Tăng cường tìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục vụ, chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ Trung tâm Nghiên cứu khoai tây và Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp TP. Đà Lạt chọn lọc nguồn giống 7 và Lá láng phù hợp thổ nhưỡng để nhân giống cung cấp cho nhà vườn, cộng với thời tiết thuận lợi nên sản lượng khoai năm nay tăng cao.
Ngày 27.3, tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình tổ chức hội nghị để đánh giá tiềm năng của giống lúa OM8017. Đây là giống lúa được trồng thử nghiệm đầu tiên của công ty tại tỉnh Bình Định.
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, XK, NK phân bón hay có hoạt động liên quan đến phân bón, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Thị trường Trung Quốc đang thu mua dưa với giá 9.000 đ/kg. Mua 1 xe dưa 30 tấn hết 90 triệu đồng, chi phí vận chuyển 30 triệu đồng, bán xe dưa 30 tấn được 270 triệu thì tư thương còn lãi hơn trăm triệu đồng. Không hiểu sao có nhiều vùng họ thu mua dưa chỉ 2.000 - 3.000 đ/kg?
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.