77,8 Tỉ Đồng Xây Dựng Bến Cá Tân Phụng Và Bến Cá Nhơn Lý
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bến cá Tân Phụng, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) và bến cá Nhơn Lý, xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) thuộc dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định.
Theo đó, dự án công trình bến cá Tân Phụng có tổng số vốn gần 26,6 tỉ đồng, nhằm xây dựng đường nội bộ, vỉa hè, tuyến kè, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Đối với dự án công trình bến cá Nhơn Lý có tổng vốn đầu tư trên 51,2 tỉ đồng, xây dựng bến cập tàu có công suất 150CV, xây dựng tuyến kè bảo vệ bến cập tàu....
Thời gian thực hiện các dự án từ 2015-2017 từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.
Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.
Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.
Đến đầu tháng 8/2014, bà con nông dân huyện Di Linh đã hoàn tất việc gieo cấy lúa ruộng vụ hè thu. Theo Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy được trên 2.000ha lúa ruộng.
Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha thủy sản nước lợ. Đến ngày 31/8, toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tích thả nuôi.