626 Ha Nhãn Bị Tái Nhiễm Bệnh Chổi Rồng
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.
Trước sự tái nhiễm của bệnh “chổi rồng”, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai 15 mô hình trình diễn tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và TP. Mỹ Tho, trong đó có 7 mô hình đang tập trung giai đoạn bông - trái nhỏ; các mô hình còn lại nhãn đang tập trung giai đoạn cơi 3 đến xử lý ra hoa và đã phun thuốc lần 4 - 6.
Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến nay, các huyện đã tổ chức tập huấn 75 cuộc, nâng tổng số các cuộc tập huấn từ khi bệnh “chổi rồng” xuất hiện lên đến 600 cuộc.
Các cuộc tập huấn này tập trung vào các biện pháp quản lý bệnh “chổi rồng” hại nhãn cho nông dân với 28.913 người dự, cấp phát 137.877 tờ bướm, 4.400 tờ poster, 9.000 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh “chổi rồng” hại nhãn.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tổng diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khoảng 5.460 ha, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, TX. Cai Lậy và Tân Phú Đông. Hiện diện tích nhãn đang ở giai đoạn cơi 2 là 620 ha, cơi 3 là 879 ha, giai đoạn bông 1.505 ha, giai đoạn trái 2.361 ha, diện tích cho thu hoạch 95 ha và có 25 ha đã cắt tỉa cành sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.
Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.
Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.
Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.
Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…