626 Ha Nhãn Bị Tái Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.
Trước sự tái nhiễm của bệnh “chổi rồng”, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai 15 mô hình trình diễn tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và TP. Mỹ Tho, trong đó có 7 mô hình đang tập trung giai đoạn bông - trái nhỏ; các mô hình còn lại nhãn đang tập trung giai đoạn cơi 3 đến xử lý ra hoa và đã phun thuốc lần 4 - 6.
Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến nay, các huyện đã tổ chức tập huấn 75 cuộc, nâng tổng số các cuộc tập huấn từ khi bệnh “chổi rồng” xuất hiện lên đến 600 cuộc.
Các cuộc tập huấn này tập trung vào các biện pháp quản lý bệnh “chổi rồng” hại nhãn cho nông dân với 28.913 người dự, cấp phát 137.877 tờ bướm, 4.400 tờ poster, 9.000 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh “chổi rồng” hại nhãn.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tổng diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khoảng 5.460 ha, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, TX. Cai Lậy và Tân Phú Đông. Hiện diện tích nhãn đang ở giai đoạn cơi 2 là 620 ha, cơi 3 là 879 ha, giai đoạn bông 1.505 ha, giai đoạn trái 2.361 ha, diện tích cho thu hoạch 95 ha và có 25 ha đã cắt tỉa cành sau thu hoạch.
Related news

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.

Là huyện trung du miền núi thấp, trừ một số ít xã nằm dọc đôi bờ sông Lam, đất Thanh Chương (Nghệ An) là cả một chuỗi nối nhau của những quả đồi hình bát úp. Ở đó, dưới tán mít, đồi cọ trải dài, những chú gà thơ thẩn kiếm ăn đã làm nên một thương hiệu riêng không thể lẫn - gà đồi Thanh Chương, góp thêm một món ăn độc đáo của vùng đất này ngoài quả tro, nhút mít.

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.