6 năm cắm bản được dân yêu
Cầm tay chỉ việc
Ở thôn Pa Lan (xã La ÊÊ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), nhà của đôi vợ chồng người dân tộc Cơ Tu Alăng Ghim và Hiêng Nhíu nằm khuất sau những vườn cây um tùm và mấy con dốc quanh co.
Ruộng bắp đã sắp được thu hoạch.
Hiêng Nhíu bảo: “Bộ đội Đoàn 207 giúp mình từ giống, phân bón, còn bày cách gieo hạt, chăm sóc.
Sang năm mình tự làm được rồi”.
Hiêng Nhíu cũng được bộ đội dạy cách trồng cỏ để nuôi bò, lại còn hướng dẫn làm chuồng, chăm sóc để bò lớn, không bị ốm; được chỉ đảo cách ủ phân bò để bón rau.
Nhờ đó, nhà Hiêng Nhíu có rau ăn, không phải vào rừng kiếm rau dại nữa.
Các chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 207 hướng dẫn người dân thôn Pa Lan chăm sóc vật nuôi.
Buổi chiều vùng cao, mặc cơn mưa rừng bất chợt ập tới, chị Plong Aheep vẫn cố gắng cấy nốt chỗ rau muống còn lại.
Nhà chị Plong Aheep sản xuất theo mô hình vườn ao chuồng.
Có vườn rau muống, ao thả cá rô phi, trên ao lại trồng giàn bầu, bí, trong chuồng cũng có vài chục con gà.
Mô hình này cũng có công sức của cán bộ chiến sĩ thuộc Ban Tài chính Đoàn KTQP 207.
Mọi người đã giúp sức đào ao thả cá, dẫn nước vào vườn rau, làm chuồng gà, còn giúp tiền mua giống vốn.
“Với đồng bào Cơ Tu ở đây, trồng rau muống nước trên đồi là một “cuộc cách mạng” và là lần đầu tiên biết tăng gia theo mô hình vườn ao chuồng” - ông Zơ Râm Pư - Trưởng thôn Pa Lan khẳng định như thế.
Đó là 2 trong số 5 hộ đồng bào Cơ Tu ở Pa Lan được các cơ quan Đoàn KTQP 207 nhận làm mẫu triển khai mô hình giảm nghèo để rút kinh nghiệm nhân rộng.
Mô hình này áp dụng các biện pháp đồng bộ nhằm giúp bà con nâng cao nhận thức, sản xuất thoát nghèo, thay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh.
Ngoài ra, Đoàn KTQP 207 đã xây dựng đường ống đưa nguồn nước về bể lắng lọc để bà con có nước sạch sử dụng, giảm nhiều bệnh tật như tiêu chảy, đau mắt đỏ...
Đơn vị sử dụng máy lọc nước đặt tại trạm xá thôn mỗi ngày cấp miễn phí hàng trăm lít nước tinh khiết để bà con dùng nấu ăn, uống.
Mỗi hộ còn được cấp 1 bình 20 lít dùng vào việc lấy nước về nhà.
Những việc làm ấy, theo lời đại tá Trần Văn An - Đoàn trưởng Đoàn KTQP 207 là hỗ trợ đồng bào “giảm nghèo đa chiều”!
Chăm chút cho trẻ em
"Việc thay đổi nếp sống, tập quán của bà con không dễ dàng.
Do đó, cán bộ chiến sĩ Đoàn KTQP 207 vừa kiên trì tuyên truyền, vận động, vừa cấp vốn, cấp giống, lại cùng bà con sản xuất.
Lúc đó, bà con thấy hay, thấy đời sống tốt hơn nên làm theo”.
Đại tá Trần Văn An
Không chỉ giúp dân sản xuất, nâng cao thu nhập, Đoàn KTQP 207 còn truyên truyền để người dân thôn Pa Lan thực hiện “5 không”: Không uống rượu, bia say; không mê tín; không phá rừng; không tham gia tệ nạn; không nghe truyền đạo trái phép...
Trên địa bàn có trường mẫu giáo Pa Lan, với 28 học sinh.
Tuy nhiên, cuộc sống của đồng bào khó khăn nên chế độ dinh dưỡng của các cháu rất kém, trẻ em còi cọc, chậm lớn, hay bị bệnh.
Bữa trưa của các cháu do bố mẹ mang đến thường là rau, củ, chế biến sơ sài nên rất khó ăn.
Vì thế, các cán bộ chiến sĩ Đoàn KTQP 207 đã góp tiền, góp sức để cung cấp “Nồi cháo dinh dưỡng” cho các cháu.
Hàng ngày, chị em ở Trạm xá quân dân y đi chợ, nấu và đưa cháo đến trường cấp cho các cháu.
Nồi cháo được duy trì từ nguồn Quỹ “Hũ gạo vì người nghèo” của Đoàn, do cán bộ, nhân viên tự nguyện đóng góp; các đồng chí trong Ban chỉ huy ủng hộ toàn bộ số tiền “cắt cơm” ở bếp cơ quan trong thời gian đi công tác…
Chị Phan Thị Hương - trí thức trẻ tình nguyện, y sĩ Trạm xá quân dân y tại Pa Lang cho biết: “Nồi cháo không cầu kỳ nhưng đủ chất dinh dưỡng, hôm nấu bằng thịt lợn, hôm lại đổi thịt bò rồi tôm, trứng, có rau, đậu, rất đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Các cô lại biết chế biến thơm ngon nên các cháu rất thích”.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị sơ kết thí điểm đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Những năm gần đây, giá atisô Đà Lạt luôn ở mức tương đối cao. Đã có thời điểm giá bán tại vườn lên tới trên 200.000đ/kg.
Mùa thu hoạch na của bà con các dân tộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn mới chỉ vừa bắt đầu.
Có thể khẳng định như vậy vì không thể chế biến, lại càng không thể bán ra ngoài, người tiêu dùng chỉ cần nhìn qua vỏ bưởi là biết trái nào chín, trái nào xanh, bưởi non hoàn toàn không có giá trị kinh tế.
Ngành hàng cá tra VN có khả năng tiêu thụ rất lớn, XK đến 142 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng), còn thị trường nội địa đang bỏ ngỏ, chỉ tiêu thụ khoảng 10.000 tấn/năm.