50% Mẫu Phân Bón Được Kiểm Tra Có Chất Lượng Kém

Các đợt kiểm tra gần đây cho thấy 50% các mẫu phân bón được lấy để kiểm tra cho kết quả là kém chất lượng cả về yếu tố đa lượng và vi lượng.
Việc sử dụng phân bón kém chất lượng mỗi năm gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Việt Nam 800 triệu USD. Đó là thông tin vừa được Cục Quản lý thị trường công bố.
Hiện nay, tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng. Các đối tượng vi phạm rất đa dạng từ các đại lý buôn bán nhỏ lẻ đến các tổ chức, các doanh nghiệp lớn, cá biệt có cả doanh nghiệp Nhà nước.
Các hành vi phạm chủ yếu hiện nay là phân bón nhập lậu, phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Quy mô tính chất vi phạm diễn ra phức tạp có những vụ diễn ra liên tỉnh, liên địa bàn, thậm chí có phân bón nhập lậu từ nước ngoài vào trong nước.
Trước tình trạng trên, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo chi cục các tỉnh phải tăng cường công tác quản lý. Đồng thời, các địa phương cũng cần chú trọng tới công tác tuyên truyền tới người nông dân về tác hại của việc sử dụng phân bón giả.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỷ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật

Cách đây hơn 10 năm, như nhiều ND ở Chợ Gạo (Tiền Giang), vợ chồng chị Trần Thị Kim Hoàng ở ấp Hòa Mỹ, xã Bình Ninh chỉ nuôi ít heo nái sinh sản bán giống cho cô, bác trong ấp.

Phần lớn hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là kênh đất, nên hiệu quả tưới tiêu mang lại không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu.