Mô Hình Cải Tạo Vườn, Đồi Tạp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.
Anh Lưu Tiến Long, một trong những người đi đầu trong phong trào cải tạo vườn, đồi tạp (VĐT) ở thôn Nghè cho biết: Những năm trước, khi phong trào cải tạo VĐT của thôn chưa phát triển mạnh, nhiều người còn chưa định hướng được trồng cây gì thì anh Long đã mạnh dạn cải tạo hết phần đấtVĐT của mình để trồng 1.200 cây cam sành theo hướng VietGap.
Chỉ riêng trong năm 2013, vườn cam của gia đình anh cho năng suất trên 40 tấn, với giá bán bình quân 12 nghìn đồng/kg thì số tiền thu về cũng khá; tổng thu nhập của gia đình đạt trên 300 triệu đồng.
Từ sự thành công mô hình trồng cây cam sành theo hướng VietGap của gia đình anh Lưu Tiến Long, hiện nhiều gia đình ở thôn Nghè cũng đã và đang bắt tay vào cải tạo VĐT của gia đình.
Đến thăm nhà chị Triệu Thị Lan khi chị đang thu hoạch chè, chị vui vẻ: Đất VĐT nhà rộng nhưng trước đây chỉ trồng cây xoan, bạch đàn, keo và chuối rồi ít rau cỏ, đủ phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của gia đình chứ không có thu, nhưng từ ngày học hỏi được kinh nghiệm cải tạo VĐT của một số hộ khác trong thôn tôi bắt tay vào trồng chè.
Hiện gia đình đang trồng 2 ha chè, mỗi lứa hái khoảng 7-8 tạ, ước tính một năm cho thu hoạch khoảng 18 lứa. Với giá bán đầu mùa từ 7 nghìn đồng/kg gia đình sẽ có khoản thu đáng kể, cao hơn so trồng các loại cây khác.
Được biết, hiện nay thôn Nghè có 79 hộ thì có tới 50 hộ đã cải tạo VĐT để trồng các loại cây như chè, cam... Theo những hộ dân ở đây, những loại cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện người dân đang tiếp tục cải tạo VĐT nhằm phát huy hiệu quả để đưa các giống cây chè, cam vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.
Đồng chí Lưu Tiền Tuyến, Bí thư Chi bộ thôn Nghè cho biết: Quan điểm của thôn về xây dựng mô hình cải tạo VĐT là để gắn chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn với đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Qua đó, tạo chuyển biến về nhận thức của nông dân về hiệu quả và giá trị kinh tế của VĐT; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, để mở rộng diện tích, phát triển các loại cây này một cách bền vững và hiệu quả hơn nữa, người dân trong thôn đang cần có kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc đảm bảo tiêu chuẩn VietGap nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời từng bước đưa sản phẩm tiếp cận các siêu thị, cửa hàng, tạo dựng thương hiệu, đảm bảo giá cả cho nông dân, góp phần thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 10 của BTV Huyện ủy Quang Bình về “Xây dựng mô hình cải tạo VĐT gắn với xây dựng Nông thôn mới”.
Về với thôn Nghè hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng khi ngày càng có nhiều vườn cam, đồi chè cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đó là thành quả của sự sáng tạo và mạnh dạn của chính quyền cũng như người dân biết tận dụng tiềm năng, lợi thế và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước triển khai các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống cho bà con.
Có thể bạn quan tâm
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, tỉnh Đồng Nai đã giao cho Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải tập trung cho vay vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.
Nếu trước đây, đinh lăng chỉ được trồng để chơi kiểng hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều người cũng bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này với kỳ vọng đây sẽ là hướng đi mới giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.
Vài năm trở lại đây, nông dân ở một số nơi trong tỉnh Cà Mau dần được tiếp cận với loại hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đạt nhiều kết quả bước đầu. Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, phấn khởi: “Huyện Trần Văn Thời đã phát triển được loại hình này ở xã Khánh Hưng với cây thanh long ruột đỏ.