Phát Triển Kinh Tế Hiệu Quả Từ Nuôi Vịt
Học hết trung học phổ thông, anh đã theo đuổi nhiều nghề, đi nhiều nơi nhưng rồi thất bại. Không sợ khó khăn vất vả, dám nghĩ dám làm, anh đã tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi vịt hiệu quả..
Chàng thanh niên đó là anh Đinh Xuân Ngọc ở thôn 3, xã An Khang (TP Tuyên Quang). Anh Ngọc sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, bố mất sớm. Hai vợ chồng anh lấy nhau được hơn hai năm, ban đầu chỉ có hai bàn tay trắng, anh chị cũng đã phát triển kinh tế theo nhiều hướng nhưng đều không mang lại hiệu quả cao. Đến khi chuyển sang nuôi vịt thịt, gia đình anh đã thoát nghèo và từng bước đi lên. Từ chỗ còn thiếu thốn nhiều mặt nay đã khá giả hơn.
Chị Doãn Thị Minh Thơ, vợ anh Ngọc vui vẻ cho biết, thời điểm này đàn vịt của gia đình có khoảng 300 con, mỗi năm gia đình cũng xuất ra thị trường từ 8 - 10 tấn vịt thịt, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Có khi được mùa, giá vịt trên thị trường tăng cao, thu nhập của gia đình cũng được cải thiện đáng kể. Chị còn cho biết, tận dụng được đồng ruộng sau mùa thu hoạch, anh chị đã nuôi thả vịt ra ngoài đồng, mỗi ngày tiết kiệm gần 500.000 đồng tiền thức ăn cho đàn vịt.
Anh Ngọc chia sẻ, con vịt không dễ nuôi. Trước khi chăn nuôi vịt, mỗi hộ gia đình cần có hệ thống chuồng trại hợp lý, vệ sinh, kết hợp nuôi vịt với mô hình VAC. Vịt trước khi thả nuôi phải được chọn lựa giống kỹ càng, theo anh Ngọc nên chọn loại giống vịt bầu cánh trắng vì loại này cho giá trị kinh tế cao và sức đề kháng tốt. Mặc dù khâu chọn giống kỹ lưỡng nhưng quá trình nuôi thả, vịt vẫn có thể mắc một số các bệnh như: ỉa phân trắng, tả, tụ huyết trùng và H5N1.
Trong đó đặc biệt nguy hiểm là bệnh tụ huyết trùng và H5N1 vì hai loại bệnh này gây ra hiện tượng vịt chết hàng loạt hay lây nhiễm sang cơ thể người. Ngoài những biện pháp phòng tránh như tiêm phòng và vệ sinh sạch sẽ, anh Ngọc cũng thường xuyên sử dụng các loại thuốc đặc chủng, phối hợp với thuốc hóa dược (nhỏ mắt, nhỏ mũi, tiêm bắp) để chữa trị cho đàn vịt.
Anh Ngọc cũng cho biết thêm, trên thực tế, quá trình xuất vịt ra thị trường không kết hợp nhịp nhàng, đúng cách thì mỗi con vịt có thể giảm 5-15% trọng lượng, nên người nuôi vịt cần tránh tình trạng vịt bị sẻ đàn, bỏ ăn dẫn đến hao trọng lượng.
Nhờ vào việc chăn nuôi vịt hiệu quả, đến nay gia đình anh Đinh Xuân Ngọc đã mua được chiếc xe ô tô tải Chiến Thắng tải trọng 1 tấn trị giá gần 200 triệu đồng. Bên cạnh công việc vận chuyển của gia đình, chiếc xe cũng phục vụ nhu cầu của khách hàng, mang lại cho gia đình nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài việc chăn nuôi vịt, gia đình anh Ngọc cũng phát triển kinh tế với cây lúa và ngô, cung cấp đủ lương thực cho gia đình và tăng thêm hàng chục triệu đồng thu nhập mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm
Mấy ngày qua nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên trúng mùa lại được giá bán nhờ cách câu mới, là câu vàng thay vì câu bằng đèn cao áp như năm trước. Giá cá ngừ được các doanh nghiệp mua trong khoảng 120.000 - 200.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng tàu cá.
Đến nay, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.114,22ha, đạt 51,8% kế hoạch, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2013, năng suất bình quân 341 tấn/ha. Ước 6 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi 1.467ha, đạt 68,2% kế hoạch, sản lượng thu hoạch ước đạt 195.338 tấn, tốc độ thu hoạch bình quân 33.000 tấn/tháng.
Theo thông báo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, kể từ ngày 1/8/2014 đến hết ngày 31/3/2015, các tổ chức cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm: Sò lông, Điệp quạt, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, xã Yên Đức (huyện Đông Triều - Quảng Ninh) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Dự án nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai thí điểm ở xã Yên Đức là một trong những mô hình mới như vậy.
Từ trước tới nay, việc xuất khẩu trái thanh long bị hạn chế vì trái chín thường bị ruồi đục, không thể bảo quản dài ngày để vận chuyền tới các thị trường xa. Để bảo quản sau thu hoạch, nhà vườn thanh long hoặc phải chiếu xạ cho từng lô hàng, hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, vừa tốn kém vừa có nguy cơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.