Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hành Lá Hướng Đi Mới Của Phúc Sơn

Trồng Hành Lá Hướng Đi Mới Của Phúc Sơn
Ngày đăng: 27/07/2013

Tháng 11-2011, người dân xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) đã được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư hỗ trợ giống hành lá trồng thử nghiệm. Tuy mới là dự án thí điểm, nhưng với những ưu điểm như năng suất cao, không mất nhiều công chăm sóc, loại cây trồng này đang mở ra một hướng đi mới đối với người nông dân nơi đây..

Vụ xuân năm nay, bên cạnh việc gieo trồng 32 ha lúa, 490 ha lạc và hơn 30 ha ngô thì Phúc Sơn cũng đưa cây hành lá vào trồng thử nghiệm trên diện tích 1,3 ha, tập trung ở các thôn Bản Cậu, bản Chỏn, Bó Ngoặng. Chúng tôi có mặt tại xã Phúc Sơn những ngày này được hòa mình vào không khí lao động của bà con nông dân và cảm nhận được niềm phấn khởi của họ. Mặc cho thời tiết nắng nóng, bà con vẫn thoăn thoắt nhổ từng khóm hành và cười nói rôm rả.

Tại chân ruộng của gia đình ông Quan Văn Trường, thôn Bản Chỏn, chúng tôi được chứng kiến cả gia đình ông đang tận dụng hết nguồn nhân lực ra đồng để thu hoạch nhanh gọn 800 m2  hành lá. Ông Trường chia sẻ, những vụ trước, ngoài vụ chính trồng lúa thì gia đình ông đầu tư trồng lạc với diện tích hơn 2.000 ha, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vụ xuân này, ông cùng các hộ ở đây được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư cây giống để trồng thử nghiệm.

Ngay từ khi triển khai thực hiện mô hình, 22 hộ tham gia được các cán bộ kỹ thuật của công ty, cán bộ khuyến nông huyện, xã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật. Nhờ làm đúng quy trình nên hành lá phát triển tốt. Sau 3,5 tháng, cây bắt đầu cho thu hoạch, với chiều cao khoảng 80 cm, chiều dài của lá cây từ 10 đến 15 cm, chiều rộng lá 2 cm.

Đặc biệt, giống hành lá này được gieo hoàn toàn bằng hạt, phương pháp gieo và chăm sóc gần giống với gieo mạ. Khi cây lên được 4 cm bắt đầu tách và trồng thành luống với mật độ luống cách luống khoảng 1 mét, hàng cách hàng 25 cm và cây cách cây 10 cm. Theo đồng chí Chẩu Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn thì cây hành lá tỏ ra khá phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Công chăm sóc ít hơn các loại cây trồng khác, thời gian sinh trưởng hơn 100 ngày. Đặc biệt, khi thu hoạch không phải trải qua bất kỳ công đoạn phơi sấy nào khác mà trực tiếp được công ty thu mua toàn bộ. Năng suất trung bình đạt được khoảng 4,8 tấn/1.000 m2, với giá bán cho công ty là 2.000 đồng/kg thì sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha hành lá thu về khoảng 50 triệu đồng.

Đến ngày 8-5, các hộ tham gia trồng thí điểm cây hành lá đã thu hoạch được 0,5 ha hành. Hiện nay, bà con nông dân thu hoạch đến đâu được công ty thu mua tận nơi nên bà con rất phấn khởi và tin tưởng thực hiện dự án. Chị Ma Thị Phấn, cán bộ khuyến nông xã Phúc Sơn cho biết, các hộ tham gia dự án đều mong muốn sẽ tiếp tục được triển khai trồng trên diện rộng vì loại cây trồng này cho hiệu quả kinh tế cao. Trong vụ đông năm nay, xã sẽ hướng người dân nhân rộng diện tích để tăng thu nhập cho người nông dân.

Với lợi ích kinh tế mang lại từ cây hành lá, hy vọng rằng trong thời gian tới, xã Phúc Sơn sẽ tiếp tục đưa loại cây này vào gieo trồng với quy mô lớn hơn, từng bước đưa cây hành lá trở thành cây trồng vụ 3 mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Bình có sản lượng thủy sản thực hiện 38.578 tấn Quảng Bình có sản lượng thủy sản thực hiện 38.578 tấn

Thông tin từ Sở NN&PTNT cho biết, sản lượng thủy sản thực hiện trong 7 tháng đầu năm đạt 38.578 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể: cá các loại 29.910 tấn, tăng 9,2%; tôm 3.387 tấn, tăng 6,3%; thủy sản khác 5.282 tấn, tăng 7,4%.

11/08/2015
Đã có cách giải cứu cá tra Đã có cách giải cứu cá tra

Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra được đánh giá là hiệu quả.

12/08/2015
Xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa Mùa tại xã Đạo Đức Xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa Mùa tại xã Đạo Đức

Do ảnh hưởng bởi thời tiết bất thuận đã tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện, hại nhiều diện tích lúa Mùa trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên). Trong đó, tập trung chủ yếu ở thôn Làng Trần (trên 2 ha), thôn Làng Khẻn (5 ha).

12/08/2015
Vì sao lúa đặc sản Hậu Giang 2 chưa có chỗ đứng? Vì sao lúa đặc sản Hậu Giang 2 chưa có chỗ đứng?

Khoảng 10 năm trước, UBND tỉnh đã có định hướng chọn tạo giống lúa đặc sản là Hậu Giang 2 để tạo dựng thương hiệu cho địa phương. Tuy nhiên, đến nay, lúa đặc sản mang tên Hậu Giang 2 vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng, thậm chí nhà nông để ý đến bởi nhiều lý do,...

12/08/2015
Nhân giống mắc ca bằng ghép chỉ sau 3 năm đã cho quả Nhân giống mắc ca bằng ghép chỉ sau 3 năm đã cho quả

Nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép chỉ sau 3 năm cây đã cho quả. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp này tốn công hơn nhiều và thời gian tạo được cây giống cũng dài hơn.

12/08/2015