Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Từ Trồng Cam Nhiều Nông Dân Đổi Đời

Thu Nhập Từ Trồng Cam Nhiều Nông Dân Đổi Đời
Ngày đăng: 27/07/2013

Vụ cam năm 2011, huyện Hàm Yên có trên 2.326 ha, năng suất bình quân 130 tạ/ha, sản lượng đạt trên 28 nghìn tấn quả, tổng giá trị thu nhập đạt trên 150 tỷ đồng. Cuối vụ, cam bán được giá, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã có thu nhập tiền tỷ.

Ông Hà Văn Nhất, thôn 5 Thống Nhất, xã Yên Phú có 4 ha cam. Do thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, đầu vụ rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của quả. Đến cuối vụ, vườn cam của ông Nhất chỉ còn 2 ha cho thu hoạch. Tuy nhiên, cũng nhờ cam chín muộn nên ông giữ được quả đến cuối vụ.

Trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, ông Nhất đã thu hoạch được trên 50 tấn quả, bán với giá 20 nghìn/kg, thu 1 tỷ đồng. Ông Nhất tâm sự: Trước năm 2002, khi chưa trồng cam, ông buôn bán, kinh doanh bị thua lỗ, nợ hơn 300 triệu đồng. Được hỗ trợ từ dự án trồng cam, ông đã mạnh dạn vay ngân hàng 50 triệu đồng đầu tư 2 ha. Sau mỗi năm ông phát triển thêm vài trăm gốc.

Đến nay vườn cam của ông đã có 2.000 gốc, hàng năm cho thu hoạch khoảng 100 tấn quả, thu bình quân 500 - 600 triệu đồng. Kể từ khi trồng cam, ông đã trả được nợ, đồng thời mua ô tô phát triển thêm dịch vụ vận tải hàng hóa trong địa bàn xã.

Ông Nhất bảo, nghề trồng cam tuy vất vả, chi phí đầu tư chăm sóc, nhân công cao, nhưng ngược lại, hàng vụ cho thu hoạch tương đối cao. Hiện nay, ông Nhất còn nuôi 2 con học năm cuối Đại học Đà Lạt và Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Vụ cam năm nay, trên địa bàn huyện còn có nhiều hộ trồng cam cho thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng, như hộ ông Phạm Văn Tú, thu 1,3 tỷ đồng; hộ ông Phạm Văn Thức, xã  Yên Thuận thu 1 tỷ đồng; hộ ông Vũ Văn Thành xã Bằng Cốc thu trên 1 tỷ đồng... Gia đình bà Vũ Thị Thiết, thôn 2, xã Bằng Cốc trồng 7 ha cam thu gần 1 tỷ đồng cho biết, cam xã Bằng Cốc tuy quả không đẹp mã bằng cam Yên Thuận, Phù Lưu, Bạch Xa..., nhưng cam ngọt, vỏ dày có lợi cho việc vận chuyển và bảo quản.

Để tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ cam, từ thu nhập bán cam hàng năm, gia đình bà Thiết cũng sắm ô tô để tự chở cam đi tiêu thụ tại các tỉnh như: Phú Thọ, Hải Dương, thành phố Vinh (Nghệ An)... điều kiện như vậy giúp gia đình làm chủ được đầu ra của sản phẩm, không bị tư thương ép giá.

Bà Tạ Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên chia sẻ: Để sản lượng cam đạt cao hơn những năm trước, từ cuối vụ trước, Trung tâm Cây ăn quả đã tham mưu cho huyện đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nắm bắt thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các hội chợ thương mại ở Trung ương và địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ cam ở các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

Giới thiệu các điểm bán hàng, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố cho các hộ trồng và kinh doanh cam; thông tin thị trường để người trồng cam nắm bắt được giá cả, lượng hàng cần tiêu thụ tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vinh... Hiện nay, huyện đã hoàn thiện thủ tục công bố hợp chuẩn Cam sành Hàm Yên đạt tiêu chuẩn VN 1973:2007 và thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.

Huyện tiếp tục phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa, duy trì và mở rộng các điểm bán hàng nhằm ổn định giá bán cam trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho rằng, cây cam sành là lợi thế của huyện Hàm Yên, bởi đây là cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, sau cây mía.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng cam, giữ vững thương hiệu, ban đầu, Sở sẽ hỗ trợ người trồng cam trên núi cao ở xã Minh Khương 3 dòng dọc vận chuyển cam và 1 nhà kho; hỗ trợ bà con nông dân trồng cam trong huyện tem nhãn dán trên quả cam, in tờ rơi tờ gấp để quảng bá cho thương hiệu Cam sành Hàm Yên.

Đến các vùng trồng cam trên địa bàn huyện Hàm Yên bây giờ, nhiều ngôi nhà khang trang đã được xây dựng, nhiều gia đình còn sắm ô tô con, xe tải để vận chuyển hàng hóa, phát triển thêm các nghề, dịch vụ khác. Tất cả đều được bắt đầu từ việc trồng cam.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

18/07/2014
Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Cần Đầu Tư Đồng Bộ Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Cần Đầu Tư Đồng Bộ

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.

05/12/2014
Sôi Sùng Sục Cây Hồ Tiêu Sôi Sùng Sục Cây Hồ Tiêu

Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.

18/07/2014
Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra? Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra?

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

05/12/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Tiến Lên Hiện Đại Hóa Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Tiến Lên Hiện Đại Hóa

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

18/07/2014