450 triệu USD trồng 19 ngàn ha sâm Ngọc Linh
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án thuộc Đề án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh Quảng Nam, trong đó ưu tiên đầu tư vào các nội dung thiết yếu không có khả năng xã hội hóa, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định.
Trước đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký quyền quản lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm sâm Ngọc Linh - Panax vietnamensis Ha et Grushv (tức là xin đăng ký bảo hộ thương hiệu sâm Ngọc Linh - Quảng Nam).
Đề án phát triển cây sâm Việt Nam có tổng nguồn kính phí đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, tương đương 450 triệu USD để phát triển vùng sâm chuyên canh 19.000 ha, tại 7/10 xã của huyện Nam Trà My.
Trong đó, kinh phí kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.
Vườn sâm Ngọc Linh giống của người dân Măng Lùng, xã Trà Linh (Nam Trà My)
Sâm Ngọc Linh được xếp vào 1 trong 4 cây sâm quý nhất trên thế giới (sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên, sâm Ngọc Linh Việt Nam), đã được giới khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao, không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, sâm Ngọc Linh hiện có giá trị kinh tế rất cao, khoảng 20-50 triệu đồng/kg (tùy theo độ tuổi của sâm), trong khi đó, 1kg sâm tươi Triều Tiên chỉ có giá khoảng 4 triệu đồng.
Nhu cầu tiêu dùng sâm Ngọc Linh ngày càng lớn và không còn trong phạm vi trong nước, mà còn cung cấp cho một số thị trường nước ngoài.
Chỉ cần đầu tư khoảng hơn 3 tỷ đồng để trồng 1 ha sâm Ngọc Linh, sau 5 năm, với giá thấp nhất của sâm trồng chưa đủ tuổi là 15 triệu đồng/kg thì 1 ha đã cho 30 tỷ đồng. Theo lãnh đạo tỉnh, đây là cây siêu lợi nhuận. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực, dành kinh phí hàng năm để phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Hiện có một số đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh như: Trại sâm giống Tắk Ngo, Thôn 2 xã Trà Linh, do huyện Nam Trà My quản lý với hơn 20.000 cây sâm giống 2 năm tuổi; Trại dược liệu Trà Linh do UBND tỉnh Quảng Nam quản lý với tổng diện tích 7,127 ha và tổng số 167.658 cây ở nhiều độ tuổi khác nhau
. Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu đặc thù, hiện nay mới chỉ phát hiện phân bố trên vùng sinh thái hẹp, dưới các tán rừng nguyên sinh quanh đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; Đắk Glei và Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.
Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.
Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.
Theo đánh giá chung, nuôi tôm theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật...
Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) trên địa bàn huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) phát triển rất nhanh, chưa có quy hoạch đồng bộ. Đặc biệt, tại các xã thuộc khu vực nước mặn như Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A… việc phát triển nuôi tôm tự phát đã gây quá tải cục bộ đường dây hạ thế, tạo áp lực rất lớn trong công tác cung cấp điện.