Ngô Nếp Lai Tím, Bặt Vô Âm Tín
Thông qua mô hình SX thử nghiệm ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thường Xuân, Thiệu Hóa... (Thanh Hóa), những tưởng giống ngô nếp lai tím Fancy 111, Fancy 212 do Cty Advanta phân phối sẽ phát triển rầm rộ, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nhưng sau một thời gian, giống ngô này gần như “chết yểu”.
Năng suất cao
Fancy 111, Fancy 212 là các giống ngô có xuất xứ từ Thái Lan, được Cty Advanta triển khai mô hình trình diễn tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Qua SX thử tại Thanh Hóa cho thấy, đây là giống ngô có nhiều ưu điểm vượt trội, gần như không bị sâu bệnh hại thân, lá, bắp. Chiều cao trung bình của cây từ 2 - 2,2 m, cây cứng, chống đổ tốt; TGST tương đương các giống ngô khác. Thân cây, bẹ lá, bông cờ, hạt, lõi đều có màu tím đặc trưng.
Ông Lê Đình Thành, thôn 3, xã Hoằng Vinh, Hoằng Hóa cho biết: Vụ đông 2011 thông qua xã, gia đình ông tham gia trồng khảo nghiệm giống ngô Fancy 111. Trong quá trình chăm sóc cây lớn rất nhanh, chỉ khoảng 1 tháng đã trổ cờ ra bắp; chống chịu khô hạn và sâu bệnh rất tốt, năng suất đạt cao. Theo ông Thành, sau khi thu hoạch, trừ chi phí ông còn lãi hơn 1,2 triệu đ/sào.
Theo đại diện một hộ khác cùng tham gia mô hình SX ngô Fancy 111 ở xã Hoằng Vinh thì đây là một trong những giống ngô có khả năng làm thực phẩm chức năng cho những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.
Chỉ dừng lại ở mô hình
Một giống ngô có nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, vì sao lại bị nông dân quay lưng? Theo lý giải của ông Lê Đức Tâm, Trưởng ban Mặt trận xã Hoằng Vinh thì SX ngô nếp lai tím Fancy 111 chi phí đầu vào quá cao. Bình quân, trên 1.000.000 đ/sào, cao hơn các giống ngô khác từ 100.000 - 150.000 đ/sào.
Thứ nữa, người dân lo ngại sau khi đưa vào SX đại trà, nếu không có doanh nghiệp đứng ra thu mua, họ chỉ bán sản phẩm tại các khu vực chợ đầu mối trong vùng, chắc chắn sẽ không thể tiêu thụ hết; điều này đồng nghĩa thua lỗ nắm chắc trong tay.
“SX ngô tẻ còn phục vụ chăn nuôi được, chứ giống ngô Fancy 111 chi phí đầu tư cao mà chỉ dừng lại ở quy mô bán cho người dân ăn thì không hiệu quả. Chúng tôi không dám mạo hiểm đem toàn bộ đất màu của gia đình SX giống ngô này trong khi đầu ra còn rất bấp bênh”, ông Tâm nói.
Cũng theo ông Tâm, gia đình ông và một số hộ dân trong xã sau khi tham dự hội thảo đánh giá về giống Fancy 111 có nguyện vọng SX quy mô nhỏ để bán ngô luộc, nhưng khi đăng ký với Cty Advanta lại không được cung ứng giống, vì lý do “lượng giống đăng ký ít quá”.
Đây thể hiện sự thiếu mặn mà của đơn vị cung ứng giống đối với người nông dân, bởi dù nhu cầu ít hay nhiều đó cũng là nguyện vọng của người dân đối với một bộ giống mới mà Cty đang muốn nhân rộng.
Ông Lê Đình Thành bức xúc: “Việc Cty Advanta triển khai mô hình ngô nếp lai tím Fancy 111 rồi “bặt vô âm tín” khiến chúng tôi rất không hài lòng, hành động này của Cty chẳng khác gì “treo đầu dê bán thịt chó”. Khi về vận động chúng tôi tham gia mô hình, Cty hứa nếu mô hình thành công sẽ cung ứng đủ giống để chúng tôi tiếp tục SX, vậy mà đến khi dân muốn liên hệ mua giống SX thì không sao liên lạc được với Cty. Thật chẳng ra làm sao!”.
Ngoài hộ ông Thành, theo tìm hiểu của PV NNVN, hầu hết các hộ tham gia trình diễn trên địa bàn Thanh Hóa sau khi kết thúc mô hình không có ai trồng tiếp giống ngô này.
Một cán bộ Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Hoằng Hóa cho rằng: Dù là giống có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng ngô nếp lai tím có những hạn chế nhất định như hạt lép, ăn nhạt hơn so với các loại ngô nếp khác; màu tím khiến cho người tiêu dùng hoài nghi là ngô tẩm phẩm màu, khó tiêu thụ.
Đặc biệt, đầu ra cho giống ngô này gần như không có nên nông dân không dám mở rộng diện tích.
“Chúng tôi rất buồn vì mô hình ngô nếp lai tím chỉ dừng lại ở quy mô... mô hình. Sau khi kết thúc khảo nghiệm, đơn vị cung ứng giống chẳng đoái hoài gì đến nông dân nữa. Tôi nghĩ, việc làm này của Cty Advanta chẳng khác gì đưa lưng người dân ra làm thí nghiệm”, một cán bộ bức xúc.
Có thể bạn quan tâm
Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.
Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.
Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.
Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.