32.000 tấn thủy sản xuất khẩu bị trả về, tiêu thụ đâu

Sau bài "32.000 tấn tôm, cá Việt bị trả về, vì sao?", nhiều bạn đọc thắc mắc số lượng tôm, cá vi phạm chỉ tiêu kháng sinh này tiêu thụ ở đâu, liệu doanh nghiệp có mang ra tiêu thụ trong nước?
Trao đổi vấn đề này, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết: 32.000 tấn thủy sản bị trả về không chỉ do nhiễm kháng sinh vượt chỉ tiêu cho phép mà còn nhiều nguyên nhân khác như tàu đưa nhầm cảng, bao bì, nhãn mác không đúng tiêu chuẩn, bị rách, ghi sai quy cách, điều kiện bảo quản khi vận chuyển không tốt...
Theo ông Đông, lô hàng thủy sản bị trả về dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng nước này nhưng nước khác vẫn chấp nhận vì tiêu chuẩn mỗi nước một khác.
Nếu doanh nghiệp muốn tiêu thụ trong nước, phải kiểm tra chất lượng như thủ tục đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Qua kiểm tra, nếu không đạt sẽ phải tiêu hủy.
Còn ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Thương mại Thuận Phước, cho hay nếu hàng vượt chỉ tiêu dư lượng kháng sinh ở thị trường này thì doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu có quy định dư lượng kháng sinh thấp hơn.
Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp lo ngại năng lực kiểm nghiệm dư lượng chất kháng sinh trong thủy sản trong nước.
Bởi các nước kiểm cả ngàn chất, Việt Nam chỉ mới vài trăm chất; kiểm nghiệm mang tính đại diện không đánh giá đúng chất lượng lô hàng nhập về. Vì vậy, người tiêu dùng trong nước thiệt thòi…
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình XK cá tra tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến giá mua cá tra nguyên liệu.

Có thể thu lãi bạc trăm triệu đến cả tỷ đồng chỉ trong vài 3 - 4 tháng thả nuôi, con số ấy là lực hút cực mạnh khiến không ít hộ dân toàn tỉnh Cà Mau dù có điều kiện hay không đều dồn toàn lực đầu tư cho tôm công nghiệp. Từ đó khiến quy hoạch bị phá vỡ và không ít hộ đã phải trắng tay từ mô hình này.

Hiện nay, vải cực sớm ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang cho thu hoạch, sớm hơn so với giống vải sớm đại trà trên địa bàn tỉnh khoảng một tuần nên giá bán cao, mang lại niềm vui cho người trồng vải nơi đây.

Hiện nay, nhà vườn huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) rất lo lắng vì vườn cây mãng cầu xiêm đang có biểu hiện chết sớm.

Xã Nguyên Phúc (Bạch Thông - Bắc Kạn) là địa phương thực hiện khá thành công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân, trong đó phải kể đến các loại cây đem lại giá trị kinh tế cao như dưa lê, dưa bở… Thời điểm này, nông dân đang hối hả vào vụ thu hoạch dưa. Năm nay thời tiết thuận lợi, dưa được mùa, nhiều nhà có thu nhập cao từ cây trồng này.