3 Xã Biển Phát Triển Nghề Khai Thác Chế Biến Sứa

Từ tháng 2, bà con ngư dân 3 xã biển trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc bước vào vụ khai thác sứa biển. Đây là một nghề khá mới nhưng đã góp phần quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Đánh bắt sứa biển có từ lâu đời ở Lệ Thủy, nhưng ít phát triển do ngư dân chưa biết cách chế biến các sản phẩm từ sứa. Những năm trở lại đây, nghề này bắt đầu phát triển ở các xã biển bãi ngang Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam. Sứa biển được ngư dân khai thác tại vùng biển ven bờ chủ yếu bằng thuyền công suất máy nhỏ.
Sau đó, thương lái thu mua, rồi tập kết về các cơ sở chế biến ở hai xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung. Tại đây, sứa biển được chế biến thô bằng phương pháp ướp muối, rồi chuyển đi tiêu thụ ở một số tỉnh thành trong nước. Đến đầu năm 2014, trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 3 cơ sở sơ chế sứa tư nhân. Các cơ sở này có thể thu gom và sơ chế toàn bộ số lượng sứa biển mà ngư dân đánh bắt được. Nhờ đó kích thích khả năng khai thác của ngư dân nên sản lượng đánh bắt sứa biển ngày càng tăng.
Năm 2013, cả 3 xã biển ở Lệ Thủy đã khai thác được 1.150 tấn sứa biển, trong đó riêng xã Ngư Thủy Trung đánh bắt được 500 tấn. Nghề khai thác, chế biến sứa biển đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng và góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con ngư dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.