3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 6, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này.
Theo VASEP, có 3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc hai quý đầu năm tăng mạnh. Trước hết đó là, xuất khẩu khó khăn tại các thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường tiềm năng mới và lớn là Trung Quốc.
Thứ hai là, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu để sản xuất và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng.
Thứ ba là, để phát triển bền vững ngành thủy sản trong nước, trong đó có khai thác biển, Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách, mới nhất là gói tín dụng trị giá 20 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, một số chính sách khác cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu. Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này đẩy mạnh gia tăng nhập khẩu.
Theo VASEP, mặc dù, đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho cá tra Việt Nam, song hiện nay hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua con đường tiểu ngạch. Chỉ hơn 10% sản phẩm nhập khẩu được đưa vào các nhà hàng, phần lớn là tiêu thụ nội địa và dùng với mục đích khác.
Do đó, yêu cầu về chất lượng không được quá coi trọng tại thị trường này. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về xuất khẩu cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường Trung Quốc.
VASEP nhận định, Trung Quốc chỉ là thị trường tiềm năng thay thế cho một số thị trường nhập khẩu lớn đang bị chững lại chứ không phải là thị trường xuất khẩu bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt thời gian sinh trưởng, những ruộng lúa ST20 ở hai huyện Thạnh Trị, Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) luôn xanh tốt, ít sâu bệnh hại khiến nông dân thêm tự tin vào một vụ mùa bội thu. Thế nhưng, đến giai đoạn vào chắc, tại một số diện tích xuống giống sớm, nông dân mới phát hiện ra ruộng mình bị thất thu do tình trạng lép hạt.
Năm 2013, giá bán thanh long liên tục tăng cao, từ mức 10.000 đồng/kg trở lên. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của các nhà vườn đã được nâng lên đáng kể. Cũng chính từ lý do này, người dân phát triển diện tích cây thanh long một cách tự phát, tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về loại cây trồng này.
Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.
Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai cho biết, từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bà con phát triển sản xuất...
UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng rà soát lại các hợp đồng đã ký kết để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng VietGAP trên địa bàn thành phố.