3 Giống Mắc Ca Có Triển Vọng Tại Địa Bàn Tây Nguyên
Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.
Qua nhiều năm trồng thử nghiệm, Viện đã đưa ra kết luận: Với địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum, trong 20 giống mắc ca này, có 3 giống phù hợp nhất đó là OC, H2 và A38. Trong đó, riêng hai giống mắc ca OC và H2, sau 9 năm trồng tại vùng Tây Nguyên đã đạt năng suất 8kg/cây/năm - tương đương năng suất mắc ca tại Úc và cao hơn năng suất tại Trung Quốc (năng suất ở Úc đạt 8kg và Trung Quốc là 6,58kg).
Tại Lâm Đồng và Đắc Lắc, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai 3 mô hình khảo nghiệm trồng xen mắc ca với một số cây trồng khác (cà phê vối, cà phê chè và ca cao) từ năm 2006 với một số giống mắc ca (trong đó có giống OC, H2)... và đến nay, kết quả 8 năm là cây mắc ca phát triển tốt ở tất cả các mô hình, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng.
Tại vườn cà phê chè có trồng xen mắc ca ở Bảo Lộc (mật độ 138 - 166 cây/ha), sau 5 năm trồng, tỷ lệ ra hoa và đậu quả đạt 80% và năng suất năm đầu đạt 1,4kg/cây. Hiện tại ở Lâm Đồng có khoảng 15 giống mắc ca được trồng thông qua các nguồn từ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, Công ty Mắt Đá Đà Lạt, Công ty Đức Anh và một số hộ dân tự sưu tầm.
Trong số đó, theo thẩm định của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 3 giống OC, H2 và A38 cho năng suất và chất lượng ổn định nhất: Sau 9 năm trồng, năng suất đạt từ 7 - 9kg hạt/cây, cá biệt có những cây cho năng suất trên 10kg hạt/cây; dự báo khả năng từ năm thứ 12 trở lên (giai đoạn kinh doanh chính thức), năng suất này có thể đạt đến 12 - 15kg hạt/cây (tương đương với năng suất của mắc ca ở vùng nguyên sản Úc).
Related news
Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.
Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.
Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.
Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.
Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.